Bốc cá bằng cẩu

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo quản cá nghề câu vàng cá ngừ đai dương (Trang 75 - 77)

3.1. Kiến thức liên quan

Phương pháp này áp dụng ở các cầu cảng được trang bị cơ giới hóa tương đối hiện đại. Cần cẩu được sử dụng để chuyển cá từ tàu lên cầu cảng.

Đuôi cá được buộc vào dây nài ( dây thừng có 02 đầu được nối lại với nhau hoặc dây thừng có tạo khuyết ở 02 đầu). Cần cẩu, đặt trên cầu cảng, sẽ móc vào dây nài để đưa cá lên cầu cảng, đến chỗ xử lý.

Hình 6.6.5. Đưa cá lên cầu cảng đến chỗ xử lý

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Cần cẩu, dây nài, xẻng, khay nhựa, cần xé, đệm lót, bao tay, trang phục bảo hộ lao động ..

Hình 6.6.6. Cần cẩu

Cá được chuyển an toàn lên cảng.

- Không xoay cá khi lấy ra khỏi nước đá vì có thể làm ảnh hướng đến hình dáng bên ngoài của cá.

- Thao tác cẩn thận, tránh không ném hoặc kéo cá trên sàn tàu hoặc trên đất.

- Buộc dây nài vào đuôi cá và vào móc cẩu phải chắc chắn.

- Không để cá tiếp xúc quá lâu với không khí nóng hoặc ánh sáng. Cho cá vào nước đá hoặc đóng gói xuất khẩu càng nhanh càng tốt.

3.4. Quy trình thực hiện

- Buộc dây nài vào đuôi cá.

- Đưa móc cẩu đến gần miệng hầm.

- Móc đầu còn lại của dây nài vào móc cẩu. - Điều khiển cho cẩu bốc cá lên cảng.

Hình 6.6.7. Cần cẩu bốc cá lên cảng Hình 6.6.8. Buộc đuôi cá vào dây nài

3.5. Lưu ý khi thực hiện

Trong quá trình cẩu cá vẫn nên nằm trong túi đựng để hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng và không khí có nhiệt độ cao. Thực tế, hiện nay vấn đề này còn chưa được quan tâm lắm.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo quản cá nghề câu vàng cá ngừ đai dương (Trang 75 - 77)