2.1. Bài thực hành số 6.1.1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ bảo quản cá.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước công việc chuẩn bị thiết bị, dụng cụ; nâng cao ý thức hoạt động nhóm.
- Nguồn lực:
+ Trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương hoặc tại xưởng thực hành với đầy đủ hệ thống nước và điện.
+ Trang thiết bị: 06 bộ máy bơm áp lực, đường ống và vòi xịt, 06 ổ cắm, 06 bộ máy bơm hút và đường ống, o6 máy xay đá, 30 bộ trang phục bảo hộ lao động, 30 đôi bao tay, 06 cái xô nhựa 20 lít, 06 cây chổi quét sàn, 06 cây chổi quét đá cây, 06 cây bàn chải, 06 cái móc cầm tay, 06 bộ ròng rọc và dây thừng, 06cáng khiêng, 06 xẻng, 06 cây xăm đá, 06 cần xé, 06 khay nhựa, 06 tấm vải bạt, 06 đèn pin, 06 nhiệt kế, 30 túi chứa cá.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 05 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.
+ Mỗi nhóm nhận khu vực thực hành, trang thiết bị, dụng cụ. + Giáo viên hướng dẫn ban đầu.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm sẽ thực hiện bài tập thực hành 03 lần.
+ Nhóm họp phân công công việc cho 03 lần thực hành. Việc phân công cho 01 lần thực hành sẽ dựa theo quy trình chuẩn bị thiết bị, dụng cụ bảo quản cá.
+ Nhóm thực hiện quy trình chuẩn bị thiết bị, dụng cụ theo bản phân công.
+ Nhóm nhận xét, đánh giá từng cá nhân sau mỗi lần thực hành: Đạt hoặc không đạt, lý do.
+ Lập báo cáo 3 lần thực hành gồm 2 nội dung: phân công và nhận xét, đánh giá công việc của từng cá nhân.
- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá)
+ Lần thực hành 01: 45 phút. + Lần thực hành 02: 30 phút. + Lần thực hành 03: 15 phút.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Đối với nhóm:
• Có bản báo cáo đầy đủ nội dung yêu cầu.
• Phân công hợp lý, sau 3 lần thực hành các thành viên đều được thực hiện tất cả các vị trí công việc.
• Nhận xét, đánh giá chính xác. • Thiết bị, dụng cụ phải đầy đủ;
• Thiết bị, dụng cụ phải hoạt động tốt, sạch sẽ.
• Thiết bị, dụng cụ phải được phân chia theo từng công việc hoặc nhóm công việc.
• Thiết bị, dụng cụ phải được đặt đúng nơi, đúng chỗ để tiện cho việc xử lý cá.
• Thiết bị, dụng cụ phải được sắp xếp gọn gàng, thứ tự, ngăn nắp. + Đối với cá nhân: thực hiện được tất cả quy trình chuẩn bị thiết bị, dụng cụ.
2.2. Bài thực hành số 6.1.2: Xay đá.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước xay đá trong công việc chuẩn bị bảo quản.
- Nguồn lực:
+ Trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương hoặc tại xưởng thực hành với đầy đủ hệ thống nước và điện.
+ 30 cây nước đá.
+ Trang thiết bị: 06 bộ máy bơm áp lực, đường ống và vòi xịt, 06 ổ cắm, 06 bộ máy bơm hút và đường ống, o6 máy xay đá, 30 bộ trang phục bảo hộ lao động, 30 đôi bao tay, 06 cái xô nhựa 20 lít, 06 cây chổi quét sàn, 06 cây chổi quét đá cây, 06 cây bàn chải, 06 cái móc cầm tay, 06 bộ ròng rọc và dây thừng, 06cáng khiêng, 06 xẻng, 06 cây xăm đá, 06 cần xé, 06 khay nhựa, 06 tấm vải bạt, 06 đèn pin, 06 nhiệt kế, 30 túi chứa cá.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 05 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.
+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.
+ Mỗi nhóm nhận 05 cây nước đá, trang thiết bị, dụng cụ. + Giáo viên hướng dẫn ban đầu.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm sẽ thực hiện bài tập thực hành 05 lần.
+ Nhóm họp phân công công việc cho 05 lần thực hành. Việc phân công cho 01 lần thực hành sẽ dựa theo quy trình của bước xay đá.
+ Nhóm thực hiện 05 lần bài thực hành “xay đá” theo bản phân công. + Nhóm nhận xét, đánh giá từng cá nhân sau mỗi lần thực hành: Đạt hoặc không đạt, lý do.
+ Lập báo cáo 05 lần thực hành gồm 2 nội dung: phân công và nhận xét, đánh giá công việc của từng cá nhân.
- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) + Lần thực hành 01: 30 phút. + Lần thực hành 02: 20 phút. + Lần thực hành 03: 15 phút. + Lần thực hành 04: 10 phút. + Lần thực hành 05: 10 phút.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Đối với nhóm:
• Có bản báo cáo đầy đủ các nội dung yêu cầu.
• Phân công hợp lý, sau 05 lần thực hành các thành viên đều được thực hiện tất cả các vị trí công việc.
• Chọn dụng cụ phù hợp.
• Đá cây được làm sạch trấu ủ, tạp chất • Đưa đá cây vào cối xay gọn gàng, an toàn
• Đá xay ra được chứa đựng gọn gàng, không rơi vãi.
• Viên đá xay phải sạch, nhỏ, nhuyễn khoảng từ 2cm đến 3cm. • Việc mở tắt máy đúng lúc, hợp lý.
+ Đối với cá nhân: thực hiện được tất cả quy trình của bước xay đá.
2.3. Bài thực hành số 6.1.3: Phân loại, xếp hạng cá.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước - Phân loại theo trọng lượng; phân loại theo chất lượng; xếp hạng cá để bảo quản - trong công việc chuẩn bị bảo quản.
+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm. - Nguồn lực:
+ Trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương hoặc tại xưởng thực hành với đầy đủ hệ thống nước và điện.
+ 30 con cá ngừ mới vừa mới được xử lý.
+ Trang thiết bị: 06 bộ máy bơm áp lực, đường ống và vòi xịt, 06 ổ cắm, 06 bộ máy bơm hút và đường ống, o6 máy xay đá, 30 bộ trang phục bảo hộ lao động, 30 đôi bao tay, 06 cái xô nhựa 20 lít, 06 cây chổi quét sàn, 06 cây chổi quét đá cây, 06 cây bàn chải, 06 cái móc cầm tay, 06 bộ ròng rọc và dây thừng, 06cáng khiêng, 06 xẻng, 06 cây xăm đá, 06 cần xé, 06 khay nhựa, 06 tấm vải bạt, 06 đèn pin, 06 nhiệt kế, 30 túi chứa cá.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 05 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.
+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.
+ Mỗi nhóm nhận 05 con cá, trang thiết bị, dụng cụ. + Giáo viên hướng dẫn ban đầu.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm sẽ thực hiện bài tập thực hành 05 lần.
+ Nhóm họp phân công công việc cho 05 lần thực hành. Việc phân công cho 01 lần thực hành sẽ dựa theo quy trình của các bước thuộc công việc chuẩn bị bảo quản, cụ thể là: Phân loại theo trọng lượng; phân loại theo chất lượng; xếp hạng cá để bảo quản.
+ Nhóm thực hiện 05 lần bài thực hành “Phân loại, xếp hạng cá” theo bản phân công.
+ Nhóm nhận xét, đánh giá từng cá nhân sau mỗi lần thực hành: Đạt hoặc không đạt, lý do.
+ Lập báo cáo 05 lần thực hành gồm 2 nội dung: phân công và nhận xét, đánh giá công việc của từng cá nhân.
- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) + Lần thực hành 01: 45 phút. + Lần thực hành 02: 30 phút. + Lần thực hành 03: 15 phút. + Lần thực hành 04: 10 phút. + Lần thực hành 05: 05 phút.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Đối với nhóm:
• Có bản báo cáo đầy đủ các nội dung yêu cầu.
• Phân công hợp lý, sau 05 lần thực hành các thành viên đều được thực hiện tất cả các vị trí công việc.
• Nhận xét, đánh giá chính xác.
• Chọn dụng cụ phù hợp cho mỗi bước công việc.
• Cá ngừ sau tất cả các bước thực hành không bị bầm dập, trầy xướt thêm.
• Cá được phân một cách chính xác thành 2 nhóm căn cứ vào trọng lượng.
• Cá được phân một cách chính xác thành 2 nhóm căn cứ vào chất lượng.
• Cá được phân một cách chính xác thành 2 hạng căn cứ vào trọng lượng và chất lượng.
+ Đối với cá nhân: thực hiện được tất cả các bước: phân loại theo trọng lượng; phân loại theo chất lượng và xếp hạng cá để bảo quản.
C. Ghi nhớ
Công việc chuẩn bị bảo quản gồm 6 bước 1. Chuẩn bị hầm bảo quản
2. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ 3. Xay đá
4. Phân loại theo trọng lượng 5. Phân loại theo chất lượng 6. Xếp hạng cá để bảo quản
Mã bài: MĐ 06-02 Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình ngâm hạ nhiệt.
-Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. - Thực hiện quy trình ngâm hạ nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật.
A. Nội dung