Kiểm soát bảo quản bằng nước biển lạnh

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo quản cá nghề câu vàng cá ngừ đai dương (Trang 67 - 72)

3.1. Kiến thức liên quan

Do có dàn lạnh nên khu vực nước gần dàn lạnh sẽ có nhiệt độ thấp hơn các chỗ khác. Để giữ nhiệt độ đồng đều, định kỳ mỗi khi kiểm tra cần bơm nước ở dưới đáy lên trên bề mặt.

Nếu thấy nước không sạch, cần mở van cho nước tràn ra theo đường ống để các tạp chất dưới đáy chảy ra ngoài. Không nên múc nước ra theo lối cửa hầm vì sẽ làm cho tạp chất tích tụ trong hầm. Lúc đó cần phải bổ sung nước biển và đá xay.

Cần kiểm tra định kỳ mỗi ngày để có thể kiểm soát việc bảo quản bằng nước biển lạnh.

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy bơm, ống dẫn, máy xay đá, xẻng, khay nhựa, cần xé, bao tay, trang phục bảo hộ lao động ...

3.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Cá bảo quản luôn ngập trong nước.

- Nước ở nhiệt độ cao nhất là từ -10C đến -1,50C. - Nước bảo quản không lẫn nhiều tạp chất.

3.4. Quy trình thực hiện

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống dàn lạnh. - Mở nắp hầm.

- Kiểm tra tình trạng của hỗn hợp nước

- Mở van cho nước và tạp chất thoát bớt ra ngoài. - Đóng van thoát lại.

- Ước lượng lượng đá xay và nước biển cần bổ sung. - Cho đá xay vào hầm.

- Bổ sung nước biển vào hầm.

- Bơm nước ở dưới đáy lên trên bề mặt. - Đo lại nhiệt độ nước ở hai vị trí trên bề mặt.

- Tắt máy bơm khuấy nước nếu nhiệt độ đã đồng đều. - Đóng nắp hầm.

3.5. Lưu ý khi thực hiện

Lượng nước biển và đá bổ sung phải làm ngập cá đang bảo quản.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 1. Các câu hỏi

Câu 1: Trình bày quy trình kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản? Câu 2: Trình bày ý nghĩa và vai trò của việc kiểm tra nhiệt độ?

2. Các bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 6.51: Kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản bằng

nước đá xay. - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước – Kiểm tra nhiệt độ, kiểm soát bảo quản bằng đá xay - trong công việc kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm. - Nguồn lực:

+ Tàu câu vàng cá ngừ đại dương với các hầm đang bảo quản cá ngừ bằng nước đá xay.

+ Hệ thống điện nước. + 30- 40 cây nước đá.

+ Trang thiết bị: 06 bộ máy bơm áp lực, đường ống và vòi xịt, 06 ổ cắm, 06 bộ máy bơm hút và đường ống, o6 máy xay đá, 30 bộ trang phục bảo hộ lao

động, 30 đôi bao tay, 06 cái xô nhựa 20 lít, 06 cây chổi quét sàn, 06 cây chổi quét đá cây, 06 cây bàn chải, 06 cái móc cầm tay, 06 bộ ròng rọc và dây thừng, 06 cáng khiêng, 06 xẻng, 06 cây xăm đá, 06 cần xé, 06 khay nhựa, 06 tấm vải bạt, 06 đèn pin, 06 nhiệt kế, 30 túi chứa cá và dây buộc.

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 05 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.

+ Mỗi nhóm nhận 01 hầm đang trong quá trình bảo quản bằng đá xay , 05-06 cây nước đá, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ.

+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

+ Nhóm họp phân công công việc cho các thành viên. Việc phân công sẽ dựa theo quy trình của các bước kiểm tra nhiệt độ, kiểm soát bảo quản bằng đá xay.

+ Nhóm thực hiện bài thực hành “Kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản bằng nước đá xay” theo bản phân công.

+ Nhóm nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành của mỗi cá nhân, của nhóm theo quy trình của từng bước công việc: Đạt hoặc không đạt, lý do. + Lập báo cáo gồm các nội dung:

• Phân công các thành viên trong nhóm. • Dụng cụ sử dụng cho từng bước công việc. • Kết quả các bước kiểm tra.

• Các biện pháp, quy trình xử lý. • Lượng nước đá sử dụng.

• Nhiệt độ tại các điểm xử lý trong hầm vào cuối giờ thực hành. • Nhận xét, đánh giá công việc của từng cá nhân, của nhóm.

- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá): 04giờ/nhóm.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Đối với nhóm:

• Có bản báo cáo đầy đủ các nội dung yêu cầu.

• Phân công hợp lý, đồng đều. mỗi thành viên đều được thao tác các bước công việc.

• Nhận xét, đánh giá chính xác.

• Chọn dụng cụ phù hợp cho mỗi bước công việc. • Kiểm tra đúng quy trình kỹ thuật.

• Biện pháp xử lý thích hợp. • Thực hiện đúng quy trình.

• Nhiệt độ tại các điểm xử lý đạt xấp xỉ 00C.

+ Đối với cá nhân: tham gia thực hành tất cả các bước của công việc kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản bằng nước đá xay.

2.2. Bài thực hành số 6.5.2: Kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản bằng

nước biển lạnh. - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước – Kiểm tra nhiệt độ, kiểm soát bảo quản bằng nước biển lạnh - trong công việc kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm. - Nguồn lực:

+ Tàu câu vàng cá ngừ đại dương với các hầm đang bảo quản cá ngừ bằng nước biển lạnh.

+ Hệ thống điện nước. + 06- 12 cây nước đá.

+ Trang thiết bị: 06 bộ máy bơm áp lực, đường ống và vòi xịt, 06 ổ cắm, 06 bộ máy bơm hút và đường ống, o6 máy xay đá, 30 bộ trang phục bảo hộ lao động, 30 đôi bao tay, 06 cái xô nhựa 20 lít, 06 cây chổi quét sàn, 06 cây chổi quét đá cây, 06 cây bàn chải, 06 cái móc cầm tay, 06 bộ ròng rọc và dây thừng, 06 cáng khiêng, 06 xẻng, 06 cây xăm đá, 06 cần xé, 06 khay nhựa, 06 tấm vải bạt, 06 đèn pin, 06 nhiệt kế, 30 túi chứa cá và dây buộc.

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 05 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.

+ Mỗi nhóm nhận 01 hầm đang trong quá trình bảo quản bằng biển lạnh , 01-02 cây nước đá, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ.

+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

+ Nhóm họp phân công công việc cho các thành viên. Việc phân công sẽ dựa theo quy trình của các bước kiểm tra nhiệt độ, kiểm soát bảo quản bằng nước biển lạnh.

+ Nhóm thực hiện bài thực hành “Kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản bằng nước biển lạnh” theo bản phân công.

+ Nhóm nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành của mỗi cá nhân, của nhóm theo quy trình của từng bước công việc: Đạt hoặc không đạt, lý do. + Lập báo cáo gồm các nội dung:

• Phân công các thành viên trong nhóm. • Dụng cụ sử dụng cho từng bước công việc. • Kết quả các bước kiểm tra.

• Các biện pháp xử lý.

• Lượng nước đá sử dụng và lượng nước biển bổ sung. • Nhiệt độ bề mặt nước trong hầm vào cuối giờ thực hành. • Nhận xét, đánh giá công việc của từng cá nhân, của nhóm.

- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá): 04giờ/nhóm.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Đối với nhóm:

• Có bản báo cáo đầy đủ các nội dung yêu cầu.

• Phân công hợp lý, đồng đều. mỗi thành viên đều được thao tác các bước công việc.

• Nhận xét, đánh giá chính xác.

• Chọn dụng cụ phù hợp cho mỗi bước công việc. • Kiểm tra đúng quy trình kỹ thuật.

• Đo nhiệt độ được ít nhất tại 04 vị trí. • Xử lý thích hợp.

• Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình. • Nhiệt độ tại các điểm xử lý đạt dưới 00C.

+ Đối với cá nhân: tham gia thực hành tất cả các bước của công việc kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản bằng nước biển lạnh.

C. Ghi nhớ

Công việc kiểm tra, xử lý trong quá trình bảo quản gồm 02 trong 03 bước, nếu thực hiện bước 02 thì không thực hiện bước 03 và ngược lại.

1. Kiểm tra nhiệt độ

2. Kiểm soát bảo quản bằng đá xay

Bài 6: BỐC CÁ LÊN CẢNG Mã bài: MĐ 06-06 Mục tiêu:

+ Trình bày được quy trình bốc cá lên cảng.

+ Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn. + Thực hiện quy trình bốc cá lên cảng đúng yêu cầu kỹ thuật.

A. Nội dung

Bốc cá lên cảng có 03 phương pháp: Bốc cá bằng cáng, bốc cá bằng cẩu, bốc cá bằng băng chuyền. Có thể sử dụng từng phương pháp riêng rẻ hay kết hợp tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của cảng cá.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo quản cá nghề câu vàng cá ngừ đai dương (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w