Khái niệm về quản lý: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá trình XH và hành vi của cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung & phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quản lý nhà nƣớc về ATVSTP là hoạt động có tổ chức của nhà nƣớc. Thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách nhà nƣớc sẽ tác động đến tình hình thực hiện ATVSTP của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và ngƣời tiêu dùng trên cả nƣớc nhằm định hƣớng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về ATVSTP. Quản lý nhà nƣớc về ATVSTP bao gồm một số hoạt động chủ yếu là: Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, các chiến lƣợc, kế hoạch có liên quan đến vấn đề ATVSTP và công tác tổ chức thực thi các văn bản, kế hoạch này bao gồm một số các công việc cụ thể nhƣ sau: Tổ chức giáo dục, tuyên truyền, công tác thanh tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý…
Pháp lệnh ATVSTP ghi rõ nội dung quản lý nhà nƣớc về ATVSTP bao gồm:
1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm;
17
2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm;
3) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;
4) Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
5) Quản lý việc công bố tiêu chuẩn ATVSTP, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
6) Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;
7) Đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm; 8) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
9) Hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm;
10) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, chính sách của nhà nƣớc về an toàn thực phẩm là:
1) Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm ƣu tiên.
2) Sử dụng nguồn lực nhà nƣớc và các nguồn lực khác đầu tƣ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các vùng sản
18
xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
3) Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lƣợng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dƣỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thƣơng hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
4) Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5) Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ƣớc, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
6) Khen thƣởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
7) Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nƣớc, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
8) Tăng đầu tƣ, đa dạng các hình thức, phƣơng thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ngƣời dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.
Bên cạnh việc đƣa ra các chính sách, văn bản, công cụ cụ thể quy định cách thức quản lý đối với vấn đề ATVSTP, nhà nƣớc đã định hƣớng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhƣ nền tảng pháp lý đầy đủ đảm bảo
19
tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực thực phẩm, đồng thời thông qua đó nhằm hƣớng đến sự an toàn về sức khỏe chung cho cả xã hội, cộng đồng ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Nhìn chung để đảm bảo vấn đề sức khỏe cho ngƣời dân cũng nhƣ để ổn định nền kinh tế nhằm mục đích phát triển toàn diện thì các chính sách quản lý nhà nƣớc đóng vai trò quyết định trong mọi lĩnh vực có liên quan đến thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu dùng. Các chính sách quản lý của nhà nƣớc trƣớc nhất mang tính dẫn dắt và chỉ hƣớng; đƣa ra các tiêu chuẩn hàng hóa, phƣơng thức sản xuất, bao bì, bảo quản có chất lƣợng…Do đó, có thể nói vai trò của các chính sách quản lý nhà nƣớc về ATVSTP là hết sức quan trọng, nó có ảnh hƣởng rất lớn đến vấn đề ATVSTP trong cả nƣớc – một vấn đề cấp bách hiện nay.
Quản lý nhà nƣớc về ATVSTP là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm định hƣớng, phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lƣợng các mặt hàng thực phẩm đáp ứng các mục tiêu đề ra trong công tác bảo đảm ATVSTP theo luật định. Công tác quản lý nhà nƣớc chất lƣợng ra đời và phát triển cùng với các hoạt động chung của xã hội, có vai trò quan trọng và tác động đến nhiều mặt và hầu khắp các lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, bảo vệ môi trƣờng, an toàn sức khỏe con ngƣời, đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gian thông qua việc kiểm soát về vệ sinh, an toàn môi trƣờng. Nhà nƣớc đảm bảo hàng hóa, sản phẩm nguyên vật liệu… phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho ngƣời tiêu dùng, cho môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Bằng các hoạt động kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm.
20
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh tại các chợ hạng 1 là quá trình tác động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc lên các chủ thể tham gia sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa thực phẩm tại các chợ nhằm đảm bảo các mục tiêu về ATVSTP cho toàn dân và cho xã hội; là quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật và kiểm soát sự thực thi pháp luật về ATVSTP tại các chợ hạng 1.
Luật an toàn thực phẩm quy định rõ nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về ATVSTP: Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh; quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng; quản lý an toàn thực phẩm phải đƣợc thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành; quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2.2 Quản lý nhà nƣớc của bộ công thƣơng về ATVSTP tại các chợ hạng 1 các chợ hạng 1
Quản lý nhà nƣớc về ATVSTP của bộ công thƣơng là sự tác động của bộ công thƣơng thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của bộ về ATVSTP tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh và ngƣời tiêu dùng thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách của nhà
21
nƣớc về ATVSTP; định hƣớng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các quy định về ATVSTP.
Quản lý nhà nƣớc của bộ công thƣơng về ATVSTP là một quá trình tác động bao gồm các nội dung: (1) Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý về ATVSTP của bộ công thƣơng; (2) Ban hành kế hoạch triển khai chiến