Thực trạng bảo đảm ATVSTP tại các mô hình thí điểm chợ ATTP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ hạng 1 (Trang 61 - 63)

- Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý về ATVSTP của bộ công thương.

3.2.2.4Thực trạng bảo đảm ATVSTP tại các mô hình thí điểm chợ ATTP

N 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thƣơng

3.2.2.4Thực trạng bảo đảm ATVSTP tại các mô hình thí điểm chợ ATTP

chợ ATTP

Trong các tỉnh đƣợc lựa chọn xây dựng mô hình, qua quá trình triển khai, nhận thức về ATVSTP nói chung, trong các chợ nói riêng của đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác này và thƣơng nhân kinh doanh trong các chợ đƣợc nâng lên.

Đối với thƣơng nhân kinh doanh hàng nông sản-thực phẩm trong chợ, đồng thời với việc hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất của các hộ kinh doanh, các tỉnh đã quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến qui định của pháp luật về ATTP và tổ chức tập huấn để nâng cao kiến thức cho họ về lĩnh vực này. Ngoài ra, Bộ công thƣơng đã chỉ đạo đƣa vấn đề ATVSTP tại chợ vào nội dung giảng dạy tại các lớp bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ quản lý chợ tổ chức trong năm 2011, 2012 (theo Quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ). Vì vậy, kiến thức của cán bộ quản lý chợ, các hộ kinh doanh trong chợ (trong đó có các chợ đƣợc lựa chọn xây dựng mô hình) đƣợc nâng lên.

Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, làm rõ sự cần thiết và quan trọng của việc bảo đảm ATVSTP tại chợ và lợi ích của việc xây dựng mô hình nên đã tạo đƣợc sự đồng thuận và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo các hộ kinh doanh trong chợ. Vì vậy, đã tạo thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp lại vị trí của các hộ kinh doanh hàng nông sản-thực phẩm đang xen lẫn trong các ngành hàng khác cho phù hợp với phân khu của từng ngành hàng.

Trong các chợ đã triển khai xây dựng mô hình, về cơ bản, các hộ kinh doanh hàng thực phẩm tƣơi sống, hàng thủy hải sản đã đƣợc tập

51

trung thành các khu riêng biệt, ngăn cách hoàn toàn với khu thực phẩm chế biến và khu kinh doanh các mặt hàng khác, nhờ vậy đã ngăn ngừa đƣợc tình trạng ô nhiễm chéo giữa các ngành hàng.

Quầy, bàn...của các hộ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, hàng thủy hải sản, hàng rau, củ quả….trong chợ đƣợc cải tạo hoặc xây mới theo qui cách thống nhất, phù hợp với từng ngành hàng, bằng vật liệu có độ bền cao (bê tông cốt sắt) dán gạch men trắng hoặc inox…, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm ATVSTP và góp phần nâng cao văn minh thƣơng mại.

Để triển khai mô hình, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách Trung ƣơng để xây dựng mô hình, một số tỉnh đã huy động đƣợc các nguồn vốn khác, nhất là có nguồn vốn tự nguyện đóng góp của doanh nghiệp quản lý chợ và đông đảo các hộ kinh doanh tại chợ nhằm cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới cơ sở vật chất-kỹ thuật của chợ

Kết quả triển khai xây dựng mô hình chợ thí điểm tuy mới là bƣớc đầu nhƣng đã tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác bảo đảm ATVSTP tại chợ; góp phần bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng và quyền lợi của thƣơng nhân kinh doanh hàng nông sản-thực phẩm tại chợ. Việc xây dựng mô hình đã làm cho ngƣời tiêu dùng yên tâm và tin tƣởng khi mua hàng tại chợ tham gia mô hình, dẫn đến số lƣợng khách vào mua hàng tại các chợ có mô hình đông hơn, từ đó tăng thu nhập cho các hộ kinh doanh tại chợ.

Một số tỉnh trong quá trình triển khai xây dựng mô hình đã lồng ghép với một số chƣơng trình, dự án khác nhƣ Quy hoạch và các dự án đầu tƣ, cải tạo nâng cấp phát triển mạng lƣới chợ, Quy hoạch phát triển vùng rau an toàn, Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung, các cửa hàng bán

52

rau an toàn, đồng thời có sự kết nối giữa các hợp tác xã cung cấp rau, thực phẩm an toàn với chợ tham gia dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ hạng 1 (Trang 61 - 63)