Giải pháp hoàn thiện kế hoạch triển khai các chiến lƣợc, chính sách về ATVSTP tại hạng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ hạng 1 (Trang 96)

- Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý về ATVSTP của bộ công thương.

4.2.2Giải pháp hoàn thiện kế hoạch triển khai các chiến lƣợc, chính sách về ATVSTP tại hạng

N 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thƣơng

4.2.2Giải pháp hoàn thiện kế hoạch triển khai các chiến lƣợc, chính sách về ATVSTP tại hạng

chính sách về ATVSTP tại hạng 1

Bộ Công Thƣơng cần xây dựng quy hoạch chợ ATVSTP trong đó: - Qui hoạch chợ thành các khu hàng, phân khu thành các nhà lồng riêng, trong nhà lồng đó có thể từng vị trí lại phân thành từng mặt hàng cụ thể. Với các chợ nhiều ngành hàng, mặt hàng trong một nhà lồng cũng cần có phân khu riêng biệt và có danh giới rõ ràng.

Trên thực tế với nền nông nghiệp nƣớc ta vẫn là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu mang tính tự cung tự cấp dƣ thừ sản phẩm thì

86

bán là chủ yếu, nên việc kiểm soát nguồn hàng thực phẩm vào các chợ hạng 1 còn gặp nhiều khó khăn. Trƣớc thực tại này, có thể tiến hành một số giải pháp đối với ngành hàng, mặt hàng cụ thể nhƣ sau:

+ Mặt hàng thịt gia súc, gia cầm. Mặt hàng này chủ yếu là thịt lợn, thịt trâu, bò, thịt gà, vịt, ngan... Đây là mặt hàng dễ kiểm soát nhất ở chợ, tại các chợ sẽ đặt ra qui định tất cả các sản phẩm thịt đƣợc bán tại chợ phải có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y. Hàng ngày cán bộ chuyên trách của ban quản lý chợ phải đi kiểm tra dấu thú y tại các quầy bán hàng thịt. Đồng thời ban quản lý cũng yêu cầu các hộ kinh doanh phải có hồ sơ nhập hàng, trong đó ghi rõ số lƣợng hàng nhập hàng ngày và nguồn gốc nhập tại đâu, có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đối với các sản phẩm nguyên con có nghĩa là còn sống thông thƣờng là các loại gà, vịt, ngan...nói chung là gia cầm thì cũng cần có dấu kiểm dịch của thú y, dụng cụ giết mổ phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Mặt hàng rau, củ, quả

Đây là mặt hàng rất khó kiểm soát nguồn gốc tại chợ, bởi lẽ đa số các thƣơng lái gom hàng từ các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thành lƣợng hàng lớn vận chuyển đến chợ hạng 1 đề bán. Với mặt hàng này trƣớc hết yêu cầu thƣơng nhân phải có hồ sơ nhập hàng rõ ràng từng ngày và cần lƣu mẫu hàng lấy của từng hộ sản xuất. Đối với cán bộ quản lý chợ sẽ kiểm tra mẫu tại lô hàng về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản... tại các lô hàng của các thƣơng nhân. Nếu có vấn đề về chất lƣợng sản phẩm thƣơng nhân kinh doanh có thể truy tìm nguồn gốc qua mẫu sản phẩm đã lƣu.

+ Các mặt hàng thuỷ hải sản

Mặt hàng thuỷ, hải sản chủ yếu là các loại cá nƣớc mặn, nƣớc ngọt, các loại tôm, đồ thuỷ hải sản khác. Với các mặt hàng này chỉ cần

87

cò tƣơi sống và không nhiễm độc là đƣợc. Kiểm tra các mặt hàng này có thể dựa vào cảm quan của các giác quan trong trƣờng hợp thấy không đảm bảo hoặc có các con chết ƣơn có thể dùng các thiết bị kiểm tra xem có độc tố hoặc có khả năng gây nhiễm độc ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời tiêu dùng.

+ Mặt hàng khác

Với các mặt hàng thực phẩm khác nhƣ bánh, kẹo, đồ nƣớc ngọt...có thể kiểm tra qua nhãn hàng, thời hạn sử dụng hàng hoá.

+ Khu hàng ăn chín

Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đối với khu hàng ăn chín trƣớc hết yêu cầu các hộ kinh doanh phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp. Yêu cầu các hộ có lƣu mẫu trong vòng 03 ngày, đồng thời phải có hồ sơ nhận nguyên vật liệu rõ dàng bảo đảm truy tìm đƣợc nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm khi có vấn đề xảy ra.

- Tiếp tục và khẩn trƣơng hoàn thiện việc thí điểm xây dựng mô hình chợ ATTP. Trƣớc khi lựa chọn chợ để xây dựng mô hình, cơ quan chủ trì phải tiến hành điều tra, khảo sát tại các chợ kinh doanh thực phẩm, nhất là các chợ đầu mối để nắm đƣợc thực trạng ATVSTP tại các chợ trên địa bàn. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho việc lựa chọn chợ đáp ứng các tiêu chí của mô hình và khả năng thành công của mô hình khi triển khai trong thực tiễn sẽ cao hơn. Trên cơ sở Đề cƣơng hƣớng dẫn xây dựng mô hình của Bộ Công Thƣơng các tỉnh cần vận dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng mình. Nội dung của mô hình, cách thức, lộ trình triển khai và tổ chức thực hiện cần tranh thủ ý kiến rộng rãi của các sở, ngành liên quan; đồng thời tranh thủ ý kiến của các Ban quản lý chợ và đông đảo thƣơng nhân kinh doanh hàng nông

88

sản-thực phẩm trong chợ. Cần làm tốt công tác tuyên truyền để các thƣơng nhân kinh doanh trong chợ hiểu sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng mô hình chợ thí điểm. Khi triển khai mô hình cần phải sắp xếp, bố trí lại vị trí của không ít hộ kinh doanh nông sản-thực phẩm. Để làm tốt công việc phức tạp này, cơ quan chủ trì cùng Ban quản lý chợ, một mặt phải kiên trì thuyết phục, động viên, giải thích; mặt khác cần thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm sự công bằng trong việc xây dựng và thực hiện các phƣơng án sắp xếp địa điểm kinh doanh.

Để tăng thêm nguồn lực xây dựng mô hình, cần lồng ghép với các Chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội khác trên địa bàn, nhất là các Chƣơng trình, dự án thuộc Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia ATVSTP hoặc liên quan đến đầu tƣ phát triển và quản lý chợ... Ngoài ngân sách nhà nƣớc, bao gồm ngân sách Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng (nếu có), cần có các giải pháp để huy động nguồn lực của thƣơng nhân kinh doanh trong chợ. Các nguồn tài chính để triển khai xây dựng mô hình cần đƣợc sử dụng đúng mục đích, hợp lý, có hiệu quả và đƣợc công bố rộng rãi, công khai, minh bạch để các tổ chức, cá nhân có liên quan đƣợc biết.

Bộ cần sớm hoàn thiện việc xây dựng tiêu chí chợ ATTP đề xuất Bộ Khoa học công nghệ thẩm định và ban hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ hạng 1 (Trang 96)