Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 76)

- Việc thực hiện quy trình kiểm tra thuế tại DN trong một số trường hợp còn thiếu sót, xác định và mô tả hành vi vi phạm của DN chưa cụ thể, rõ ràng tuy hành vi vi phạm của các DN thực tế là đã xảy ra và hoàn thành; căn cứ ấn định thuế, xử lý truy thu thuế, xử lý vi phạm về thuế chưa đảm bảo thống nhất đúng theo quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn và quy định của ngành trong đó phải kể đến một nguyên nhân khách quan là qui định trong văn bản qui phạm pháp luật chưa được rõ ràng.

- Một số đơn vị chưa thật sự chú trọng công tác kiểm tra nội bộ. Công chức làm công tác kiểm tra nội bộ còn thiếu, tại một số đơn vị, công chức làm công tác kiểm tra nội bộ không chuyên trách, phải kiêm nhiệm các công tác khác.

- Biên chế của ngành thuế còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu công việc ngày càng tăng nhưng chưa được Tổng cục Thuế bổ sung kịp thời chỉ tiêu biên chế. Nguồn lực công chức làm công tác thanh tra kiểm tra thuế hiện vẫn còn quá mỏng không đáp ứng được yêu cầu.

- Bộ máy chưa được kiện toàn đầy đủ theo đúng các quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế do chưa được bổ sung đầy đủ về nhân lực. Tại hầu hết các Chi cục Thuế, một số chức năng như kiểm tra nội bộ, quản lý thuế TNCN, TTHT, nghiệp

vụ dự toán ... do thiếu người nên phải kiêm nhiệm dẫn đến kém hiệu quả trong công tác quản lý thuế theo mô hình chức năng.

- Công tác điều động luân phiên luân chuyển và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức gặp nhiều khó khăn do những bất cập trong các quy định về quản lý và sử dụng ngạch công chức, về các chương trình đào tạo bồi dưỡng theo ngạch công chức.

2.2.4. Công tác thanh tra kiểm tra

Trước tình hình kinh tế - xã hội đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đã dự báo từ trước như: nền kinh tế trầm lắng có nguy cơ lâm vào tình trạng thiểu phát, nợ xấu tăng nhanh, sức tiêu thụ hàng hoá kém, hàng tồn kho ở mức cao, thị trường bất động sản giảm sâu, lãi suất tín dụng vẫn cao hơn khả năng sinh lợi của DN; nguồn lực của DN và thu nhập dân cư sụt giảm.... Bộ Tài chính đã ban hành một số chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng triển khai toành ngành thuế. Một trong những biện pháp chủ yếu và hiệu quả đó là tăng cường công tác thanh tra kiểm tra giám sát trong quản lý thu thuế.

Bảng 2.10 Kết qua thanh tra kiểm tra DN CBTS

(ĐVT: Triệu đồng) Kết quả xử lý đối với DN CBTS Năm Số lượng DN CBTS thanh tra, kiểm tra

Truy thu Phạt Cộng Bình quân 1 DN 2011 30 2.703 1.787 4.490 149,67 2012 23 2.278 1.072 3.350 145,65 2013 23 2.288 1.488 3.776 164,17

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)

Ngành thuế Khánh Hòa đã lập kế hoạch tập trung kiểm tra các DN CBTS xuất khẩu lớn trong năm từ năm 2011 đến 2013 để nhằm mục tiêu chống thất thu thuế, đồng thời có sự tổng hợp trên diện rộng để đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật, nhận diện các hình thức vi phạm để đề ra các biện pháp quản lý nói chung và định hướng cho công tác thanh tra kiểm tra tại DN nói riêng. Tổng hợp kết quả kiểm tra cho

thấy hầu hết các DN đều có vi phạm với số thuế truy thu và xử phạt tương đối lớn với nhiều hình thức vi phạm khác nhau.

Theo kế hoạch hàng năm, ngành thuế thực hiện thanh tra kiểm tra khoảng 20-30 DN CBTS, chiếm tỷ lệ khoảng 30% số DN CBTS trên địa bàn tỉnh. Từ bảng số liệu 2.10 ta thấy năm 2011 ngành thuế thực hiện 30 DN CBTS với tổng số tiền gần 4.500 tỷ đồng bao gồm thuế truy thu và tiền phạt. Năm 2012 và 2013 mỗi năm chỉ thanh tra kiểm tra được 23 DN với số tiền truy thu và tiền phạt khoảng 3.500 tỷ đồng/năm. Số thuế bình quân thu được qua công tác thanh tra kiểm tra ở mỗi DN khoảng từ 145 triệu điến 165 triệu. Đây là một con số không nhỏ cho thấy số lượng DN CBTS vi phạm về thuế tương đối cao. Nguyên nhân xuất phát do chính sách chế độ chưa thật sự đồng bộ và chặt chẽ, nên nhiều DN lợi dụng những kẻ hở của pháp luật để gian lận về hóa đơn chứng từ, sổ sách không ghi chép rõ ràng... đặc biệt là đối với các DN CBTS xuất khẩu, sai phạm trong công tác kê khai thuế không rõ ràng để tăng số thuế được hoàn diễn ra khá phổ biến.

Bảng 2.11 Kết quả kiểm tra trước hoàn và sau hoàn Số lượng DN

kiểm tra trước và sau hoàn (DN)

Số thuế thu hồi hoàn (Triệu đồng) Năm Toàn ngành DN CBTS Tỷ lệ (%) Toàn ngành DN CBTS Tỷ lệ (%) 2011 218 10 4,59 5.053 1.956 38,71 2012 274 14 5,11 3.642 260 7,14 2013 284 17 5,99 20.299 2.497 12,30 Tổng 776 41 5,28 28.994 4.713 16,26

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)

Năm 2011, CQT thực hiện kiểm tra trước hoàn và sau hoàn 218 DN thì trong đó có 10 DN CBTS, chiếm tỷ lệ 4,59%. Tỷ lệ này tăng dần qua các năm, năm 2012 tăng thêm 0,52% lên 5,11% và năm 2013 tăng lên 5,99%. Các DN CBTS có hồ sơ hoàn thuế đa số là các DN có hoạt động xuất khẩu (thuế GTGT hàng xuất khẩu theo quy định là 0%), nên số thuế đầu ra bằng 0 hoặc thấp hơn số thuế đầu vào. Mặt khác, tình hình xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh trong các năm vừa qua tương đối khả quan, các DN hoàn thuế nhiều hơn, CQT cũng lên kế hoạch tăng cường kiểm tra để

hạn chế gian lận trong hoàn thuế, giảm rủi ro về thuế và chống thất thu. Do vậy, tỷ lệ DN CBTS được kiểm tra hoàn thuế qua 3 năm là 5,28%, tỷ lệ thu hồi hoàn là 16,26% so với tổng số thuế thu hồi hoàn của toàn ngành. Xét về số thuế thu hồi hoàn, năm 2011 có sự đột biến, tổng số thuế thu hồi hoàn toàn ngành là 5.053 triệu đồng thì các DN CBTS chiếm hết 38,71% tương đương 1.956 triệu đồng, là do năm 2011 Công ty cổ phần Nha Trang Seafood-F17 bị thu hồi hoàn 1.537 triệu đồng, chiếm 79% tổng số thuế GTGT thu hồi của DN CBTS.

Đứng trên góc độ CQT, nhìn chung, công tác kiểm tra trước hoàn thuế sau đã được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo về thời gian và đúng quy trình, qua công tác kiểm tra đã kịp thời giải quyết hoàn cho DN, tạo điều kiện cho DN xoay vòng vốn để sản xuất kinh doanh, đồng thời qua kiểm tra cũng đã kịp thời phát hiện các sai sót góp phần bảo đảm tính chính xác trong công tác hoàn thuế GTGT. Về công tác kiểm tra sau hoàn thuế GTGT đã được thực hiện lập kế hoạch nghiêm túc theo chỉ đạo và tỷ lệ hướng dẫn của Tổng cục Thuế góp phần hoàn thành kế hoạch kiểm tra, giảm thiểu rủi ro về thuế.

Tuy nhiên, đứng trên góc độ DN, thì qua khảo sát các DN CBTS về công tác thanh tra kiểm tra thuế, đa số các DN cho biết tỷ lệ hài lòng đối với công tác thanh tra kiểm tra của CQT và trình độ năng lực phương pháp làm việc của công chức thuế không cao, chỉ đạt mức trung bình (trên 30%), trên 30% DN không ý kiến, còn lại tỷ lệ đánh giá tốt đối với CQT đạt rất thấp, chỉ 5% (xem phụ lục).

 Hạn chế và nguyên nhân:

Qua công tác thanh tra kiểm tra của đối với DN CBTS, CQT đã phát hiện ra một số sai phạm phổ biến của DN CBTS, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thu của CQT, gây thất thoát số thu NSNN của Nhà nước.

a)Sai phạm về kê khai thuế đối với phế liệu

Qua kiểm tra, 100% các DN CBTS đã kiểm tra đều có vi phạm về kê khai thuế đối với phế liệu với mức thuế gian lận thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thuế truy thu.

- Đặc điểm phế liệu của DN CBTS

+ Phế liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguyên liệu DN đưa vào chế biến (ảnh hưởng rất lớn đến chi phí khi xác định thuế TNDN): đây là một đặc thù của CBTS vì thông thường đối với các loại hình sản xuất, chế biến khác phế liệu rất nhỏ và tác động rất ít đến giá thành sản phẩm. Đối với CBTS, nguyên liệu mua vào chủ yếu sử dụng bảng kê thu mua (khó kiểm tra về giá mua thực tế) và định mức chế biến bình quân từ 1.5kg đến 3.5kg tùy theo nguyên liệu và yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm (bình quân 1,5kg - 3,5kg nguyên liệu cho 1kg thành phẩm). Toàn bộ chi phí nguyên liệu được tính cho giá thành của thành phẩm nhập kho (phế liệu không có chi phí giá vốn) - chi phí nguyên liệu chiếm đến 90% giá thành sản phẩm.

+ Số lượng phế liệu lớn và đa dạng về chủng loại: phế liệu thủy sản phải tính đến hàng triệu kg/năm (tương ứng với lượng nguyên liệu chế biến trừ lượng thành phẩm nhập kho trừ hao hụt khác - từ 8% đến 12%/tổng trọng lượng phế liệu phát sinh trong quá trình chế biến) và đa dạng về chủng loại do DN chế biến nhiều loại thủy sản với các mặt hàng có tiêu chuẩn khác nhau.

+ Do là hàng tươi sống nên phế liệu phải được bán, giao ngay cho người mua ngay sau quá trình chế biến (trừ trường hợp đặc thù một số phế liệu có giá trị thương phẩm cao, DN lựa chọn và đưa vào bảo quản).

+ Phế liệu thu hồi qua chế biến nguyên liệu của DN hay từ nguyên liệu gia công.

+ Nhu cầu về phế liệu thủy sản là rất lớn, việc bao thầu phế liệu cũng rất khó khăn do nhu cầu rất cao của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc nên giá phế liệu tăng cao trong những năm gần đây.

+ Là hàng thực phẩm nên phế liệu thủy sản cũng mang ý nghĩa tương đối: thực tế cho thấy một lượng lớn được gọi là phế liệu khâu chế biến theo các đơn hàng thủy sản xuất khẩu được sử dụng phân loại, sơ chế và bán thành phẩm tại nội địa (cá biệt còn dùng để xuất khẩu).

+ Trong thực tế DN nhận biết rõ tỷ lệ chi phí cho phế liệu chiếm trong giá thành sản phẩm (từ định mức sản xuất) và lợi nhuận hàng nhiều tỷ đồng/năm mang lại từ việc quản lý và bán phế liệu. Có bộ phận theo dõi chi tiết, quản lý chặt chẽ theo lượng, chủng loại phế liệu từ khâu chế biến (kế toán giá thành) và việc bán phế liệu hàng ngày (bộ phận chế biến). Cụ thể, DN có giá bán chi tiết cho từng loại phế liệu trên cơ sở phân loại: loại phế liệu làm thức ăn gia súc, loại làm thực phẩm như các loại rẻo, thịt vụn, vây cá hồi, cá ngừ, cờ kiếm; đầu cá thu, mú, tôm, mực...hoặc loại phế liệu có giá bán cao như đầu, vỏ tôm. DN ký hợp đồng bao tiêu phế liệu với các cá nhân kinh doanh (thường là hộ nộp thuế khoán) với giá bán khác nhau tùy theo loại phế liệu. Ngoài ra, căn cứ vào nguyên liệu xuất chế biến và định mức sản xuất: bộ phận sản xuất (xưởng chế biến) tiến hành phân loại phế liệu và giao phế liệu cho người bao tiêu hoặc chuyển lưu kho đông lạnh (phế liệu hàng cao cấp bán dạng thực phẩm) hàng ngày tùy theo công suất chế biến. Cuối tháng, kế toán giá thành sẽ đối chiếu với bộ phận sản xuất và người bao tiêu để xác định khoản thu về phế liệu.

+ Nhưng trên tài liệu kế toán DN cung cấp cho CQT thường rất sơ sài, thể hiện số lượng và khoản doanh thu từ phế liệu là không đáng kể. Cụ thể: không thể hiện sự quản lý, đối chiếu phế liệu và hạch toán doanh thu, kê khai thuế gắn với nguyên liệu đưa vào chế biến và định mức sản xuất theo từng mã hàng; không cung cấp chứng từ giao nhận phế liệu hàng ngày giữa bộ phận chế biến với người bao tiêu phế liệu, thường cuối tháng DN xuất hóa đơn một lượng phế liệu bán trong tháng theo giá thỏa thuận trên hợp đồng; giá bán trên hợp đồng thấp nhiều so với giá bán thực tế và hầu như tăng không đáng kể qua các năm, không có sự chênh lệch về giá giữa phế liệu chỉ làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc và phế liệu bán làm thực phẩm; lượng phế liệu được kê khai sử dụng cho nhiều mục đích như sử dụng nhà ăn nội bộ, thanh toán công làm vệ sinh nhà xưởng, cho quỹ công đoàn sử dụng, bán ra ngoài cho hộ kinh doanh khoán...; thường DN không theo dõi phế liệu thu được từ gia công hàng thủy sản với lý do phế liệu do bên đi gia công quản lý (dù hợp đồng gia công chỉ thể hiện bên đi gia công thu hồi thành phẩm theo định mức tiêu hao nguyên liệu).

- Các hình thức gian lận thuế về phế liệu

 Xác định số lượng phế liệu thấp hơn thực tế nhiều lần bằng các hình thức như không căn cứ vào các định mức tiêu hao nguyên liệu thực tế chế biến; lập định mức thấp hơn thực tế (định mức riêng để xác định phế liệu), hoặc sai chủng loại, mã hàng sản xuất; không tính đến phế liệu thu từ nguồn nguyên liệu nhận gia công;

 Kê khống phần phế liệu tiêu hao do khách quan như tiêu hao do nước, đá, tự nhiên khi chế biến để giảm lượng phế liệu thu hồi;

 Kê khống lượng phế liệu sử dụng cho quá trình sản xuất không phải kê khai thuế;

 Xác định sai tỷ lệ phế liệu chỉ dùng cho chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và các loại bán làm thực phẩm.

+ Gian lận về giá bán: đối với thành phần phế liệu phải kê khai nộp thuế theo quy định thì DN hạ thấp giá bán. Ký hợp đồng dài hạn với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán, hạ thấp giá bán ghi trên hợp đồng (giá bán nhiều năm không thay đổi hoặc tăng không đáng kể), sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc trực tiếp bán phế liệu làm thực phẩm nhưng vẫn tính vào số phế liệu bán cho cá nhân bao tiêu phế liệu với giá như phế liệu làm thức ăn gia súc, gia cầm.

b)Sai phạm về kế toán, hóa đơn chứng từ

- Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Các DN CBTS trên địa bàn tỉnh là những DN thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn chứng từ theo quy định, nên không thể nào tránh khỏi các sai phạm về hóa đơn chứng từ trong khâu hạch toán, kê khai. Tổng hợp báo cáo kết quả và tình hình hoàn thuế qua các năm cho thấy số DN có tiền thuế GTGT đã hoàn tăng cao và có dấu hiệu bất thường. Nguyên nhân chủ yếu được cho là nhiều DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

Vấn đề này đã làm đau đầu CQT bởi nếu như trước đây khi thực hiện thuế doanh thu nếu sử dụng hoá đơn giả, chỉ có thể ăn gian thuế trên số hàng bán ra, còn bây giờ, với hoá đơn giả, Nhà nước không những không thu được đồng nào mà ngược lại còn phải chi thêm để hoàn thuế. Mặt khác, việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp tạo

ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN. DN nào không trốn thuế được sẽ mất dần sức cạnh tranh, những cơ sở trốn thuế sẽ có điều kiện hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Hậu quả là những DN làm ăn chân chính bị thua thiệt, sân chơi giữa các DN trở nên bất bình đẳng. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ làm cho nguồn ngân sách bị thâm hụt một khoản rất lớn và tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, làm giảm hiệu lực của luật thuế.

- Lập chứng từ kế toán không trung thực, hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định

Mục tiêu chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)