- Xây dựng và thực hiện phân tích, đánh giá lựa chọn đối tượng thanh tra kiểm tra, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và lập kế hoạch thanh tra hàng năm.
- Đánh giá, hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin NNT trong và ngoài ngành thuế và sự hỗ trợ của ứng dụng tin học cho công tác thanh tra. Rà soát các nguồn thông tin về NNT cung cấp, hỗ trợ cho công tác thanh tra kiểm tra, chuẩn bị cơ sở dữ liệu về NNT đầy đủ và tập trung toàn quốc.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra kiểm tra đối với từng trường hợp (thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, lập hồ sơ thanh tra kiểm tra, lập chứng cứ, đánh giá sau thanh tra...), gồm: xây dựng và triển khai thực hiện kỹ năng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và kỹ năng thông tin kinh tế ngành trong thanh tra kiểm tra.
- Có cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong công tác thanh tra kiểm tra: Hải quan, Bộ Tài chính và các cơ quan khác của Chính phủ.
- Xây dựng mô hình và phương pháp công tác điều tra thuế đối với các trường hợp gian lận, trốn thuế; kết hợp với các ban ngành như công an kinh tế, tòa án... - Nâng cấp các phần mềm ứng dụng tin học hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra từ khâu thu thập cơ sở dữ liệu của DN, chuyển đổi dữ liệu để phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro phục vụ công tác lựa chọn đối tượng thanh tra kiểm tra, lập kế hoạch thanh tra kiểm tra tại CQT và tại DN.
- Xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra kiểm tra NNT chuyên sâu theo từng đối tượng nộp thuế, sắc thuế và ngành nghề kinh doanh của NNT.
- Phối hợp đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thanh tra kiểm tra, chú trọng đào tạo theo từng kỹ năng chuyên sâu, kiến thức kế toán tài chính doanh nghiệp và khả năng sử dụng tin học trong việc phân tích, khai thác thông tin và quản lý thanh tra kiểm tra thuế.