Đối với công tác quản lý nợ thuế, trong những năm vừa qua Cục Thuế Khánh Hoà đã triển khai thực hiện quản lý nợ thuế theo đúng quy trình quản lý nợ thuế trên địa bàn toàn tỉnh. Áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ thường xuyên như: gọi điện nhắc nhở, thông báo nợ thuế, thông báo cưỡng chế. Cụ thể như: mời các DN nợ thuế chây ỳ đến CQT làm việc, lập biên bản với những cam kết nộp thuế đúng thời hạn. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với DN nợ thuế trên 90 ngày. Tổ chức đối thoại với các DN nợ thuế để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DN để từ đó đề ra các biện pháp thu nợ thích hợp, đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp lợi dụng chính sách gia hạn nộp thuế để cố tình chây ỳ khi đã hết thời gian gia hạn không chịu nộp vào NSNN. Cục Thuế đã thường xuyên công khai thông tin các DN chây ỳ nợ thuế trên cổng thông tin điện tử Sở Truyền thông và Thông tin, trên Báo Khánh Hoà, trên trang Web của ngành để đôn đốc thu nợ.
Mặc dù áp dụng đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp thu nợ nhưng tình hình nợ thuế ngày càng diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn cho CQT trong công tác thu nợ thuế.
Bảng 2.9 Bảng phân loại nợ thuế của DN CBTS
(ĐVT: Triệu đồng) Tổng số nợ Tỷ lệ (%) Năm Tổng số thu khả năng Nợ có thu Nợ khó thu Cộng Nợ có khả năng thu/Tổng nợ Nợ khó thu /Tổng nợ Tổng số nợ/ Tổng số thu 2011 35.684 880 6 886 99,32 0,68 2,483 2012 53.180 1.028 98 1.126 91,30 8,70 2,117 2013 41.434 413 1.061 1.474 28,02 71,98 3,56 Tổng 130.298 2.321 1.165 3.486 66,58 33,42 2,68
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Qua số liệu bảng 2.9 phân loại nợ thuế của các DN CBTS trong 3 năm từ 2011 đến 2013 ta thấy tổng số nợ có xu hướng tăng. Nếu như năm 2011 tổng số nợ/tổng số thu là 2,4% thì đến năm 2013 con số này là 3,5%, tăng thêm 1,1%. Đặc biệt
hơn, trong khi số nợ có khả năng thu qua 3 năm giảm đáng kể từ 99,32% năm 2011 giảm xuống còn 28,02% năm 2013 thì số nợ khó thu lại nhảy vọt từ 0,68% vào năm 2011 lên tới 71,98% năm 2013. Điều này cho thấy năm 2011 nhiều DN có số tiền nợ thuế nằm trong diện có khả năng thu, nhưng đến năm 2013 vẫn chưa nộp NSNN nên bị chuyển sang nợ khó thu, tỷ lệ này chiếm tới 70% trong tổng số nợ. Do đó tính đến hết năm 2013, trong 2,68% tổng số nợ trên tổng số thu thì nợ khó thu chiếm tới 33,42%, nợ có khả năng thu là 66,58%. Số nợ có khả năng thu năm 2011 là 99,32%, thì sang năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 28,02%.
Hạn chế và nguyên nhân:
- Nợ thuế đối với DN CBTS tăng cao. Bởi các nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất, nợ thuế chủ yếu thuộc khu vực NQD, mà theo thống kê tình hình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CBTS thì DN CBTS trên địa bàn tỉnh thuộc khu vực kinh tế NQD chiếm tới 88% (biểu đồ 2.2).
+ Thứ hai, do tình hình suy giảm kinh tế, các DN CBTS đa số có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị lạc hậu, kinh nghiệm hạn chế không đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường dẫn đến kinh doanh thu lỗ kém hiệu quả không có tiền nộp thuế, khó khăn về tài chính, chiếm dụng vốn lẫn nhau để nợ thuế.
+ Thứ ba, qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế một vài DN phát sinh số thuế phải truy thu và phạt lớn, nhưng không có khả năng nộp dẫn đến số nợ thuế lớn, nhiều doanh nghiệp tự nghỉ, bỏ trốn làm cho nợ thuế tăng đột biến.
+ Thứ tư, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lãi vay ngân hàng rất cao, trong khi tỷ lệ tiền phạt nộp chậm tiền thuế thấp (0,05%/ngày/số tiền thuế nợ) và thủ tục vay khá phức tạp, phải đảm bảo theo các quy định của ngân hàng nên tình trạng các DN chiếm dụng tiền thuế thay cho việc vay ngân hàng để kinh doanh rất phổ biến.
- Biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ hiệu quả chưa cao và khó khăn.
+ Thứ nhất, quy trình cưỡng chế thu hồi nợ thuế phải thực hiện tuần tự 7 biện pháp, như tịch thu tài sản, trích tiền từ tài khoản, thông báo hóa đơn không còn sử dụng... Tuy nhiên nhiều DN cố tình chây ỳ tiền nợ thuế, nắm rõ quy trình nên khi CQT
tiến hành cưỡng chế đã có hành vi tẩu tán tài sản trước đó, hoặc bỏ trốn... gây khó khăn cho CQT và thất thoát tiền NSNN.
+ Thứ hai, hầu hết các DN đều thế chấp tài sản để vay vốn, nên việc cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản không thể thực hiện được.
- Công tác phối hợp quản lý thu nợ giữa các cơ quan liên quan chưa thật sự đồng bộ. Mặc dù Luật Quản lý Thuế quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với công tác quản lý thu nợ thuế như: trách nhiệm của các cơ quan Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng, các cơ quan ngôn luận…Nhưng do việc phối hợp chưa đồng bộ cộng với việc thiếu cơ chế nên CQT luôn phải “đề nghị” và chờ sự
“đồng ý” hay không của cơ quan liên quan dẫn đến khó khăn cho CQT khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
2.2.3. Công tác chỉ đạo điều hành
Để thực hiện được mục tiêu hoàn thành dự toán thu NSNN trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, các DN nhất là DN CBTS chịu ảnh hưởng nhiều của sự khủng hoảng kinh tế, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, biến đổi khí hậu… liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi CQT phải luôn quan tâm sâu sát để có phương hướng chỉ đạo điều hành thu NSNN phù hợp với từng thời kỳ.
Công tác chỉ đạo điều hành của ngành thuế Khánh Hòa đã thể hiện qua các mặt sau: