Thanh tra kiểm tra về phế liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 107)

- Kiểm tra về lượng phế liệu:

+ Xác định nguyên liệu đưa vào chế biến (không bao gồm nguyên liệu đưa đi gia công) là nguyên liệu của DN hay nguyên liệu nhận gia công. Xác định tổng số và chi tiết theo từng loại nguyên liệu như tôm, mực, cá hồi, cá ngừ...

+ Xác định lượng thành phẩm nhập kho từ chế biến (không bao gồm thành phẩm nhập từ gia công): xác định tổng lượng thành phẩm, chi tiết lượng thành phẩm theo từng loại nguyên liệu và chi tiết từng mã hàng của từng loại nguyên liệu.

+ Kiểm tra chi tiết bảng tính giá thành thành phẩm chế biến: nếu là hàng nhận gia công thì có định mức theo mã hàng quy định trên hợp đồng (hoặc quy định ngay trọng lượng thành phẩm thu hồi); nếu là nguyên liệu của DN thì có bảng định mức do DN tự xây dựng chi tiết cho từng mã hàng, theo từng nguyên liệu đầu vào cụ thể (như

mã hàng thành phẩm cá như nhau nhưng khác nhau là nguyên liệu là cá nguyên con hay đã cắt đầu, bỏ nội tạng).

+ Kiểm tra về định mức tiêu hao nguyên vật liệu: trên cơ sở xác định chính xác lượng nguyên liệu đầu vào và lượng thành phẩm đầu ra phải kiểm tra chi tiết định mức tiêu hao nguyên liệu nhằm phát hiện sự bất hợp lý như chên lệch quá lớn với định mức tiêu hao bình quân của các DN khác, chênh lệch lớn với định mức tiêu hao nguyên liệu đưa đi gia công hay nguyên liệu nhận gia công hoặc đối chiếu chi phí nguyên liệu/trên giá thành thành phẩm với giá bán thành phẩm (nhiều trường hợp thể hiện giá trị nguyên liệu cao hơn giá bán thành phẩm - trường hợp này còn mang tác dụng kiểm tra xác định chính xác lượng thành phẩm vì thường DN xác định mức tiêu hao cao hơn thực tế chế biến...

+ Xác định lượng phế liệu: bằng tổng lượng nguyên liệu đưa vào chế biến từ tổng trọng lượng thành phẩm nhập kho trừ tỷ lệ hao hụt khác (8%-10% tổng phế liệu).

- Kiểm tra về phân loại phế liệu:

Trong thực tế do nguyên liệu đầu vào và đặc điểm từng loại hàng hải sản xuất khẩu nên có nhiều loại phế liệu có giá bán cao hơn nhiều lần phế liệu thông thường. Ví dụ: vây, thịt rẻo cá hồi, vỏ tôm, đầu cá thu, đầu cá mú, đầu tôm hùm... có giá bán cao hơn nhiều phế liệu thông thường. Do đó phải đối chiếu với người mua để xác định đúng tổng lượng phế liệu và việc phân loại phế liệu (thường sai lệch do người mua lo ngại về nghĩa vụ thuế đối với phần phế liệu không thực nhận).

- Kiểm tra về hình thức sử dụng phế liệu:

Đối với lượng phế liệu sử dụng cho nhà ăn, căn cứ vào thực tế của DN về số lượng lao động theo ca, chế độ ăn ca và định mức tiêu thụ trên đầu người để xác định;

Đối với trường hợp xuất thanh toán công vệ sinh (khoán nhóm lao động tự do) thì lưu ý thường mặc nhiên người bao tiêu phế liệu phải đến nhận phế liệu theo lịch báo và dọn vệ sinh.

- Kiểm tra về giá bán phế liệu:

Kiểm tra giá bán phế liệu theo hợp đồng từng năm và qua nhiều năm; bán phế liệu theo một giá hay nhiều giá, mức độ tăng giá qua các năm; tham khảo giá bán phế liệu của các DN chế biến khác; tham khảo giá mua nguyên liệu; xác minh với người mua phế liệu... và căn cứ vào phân loại phế liệu từ bảng tính giá thành thành phẩm để đấu tranh về giá bán không thực tế của DN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 107)