Công tác quản lý đối tượng nộp thuế, kê khai thu nộp thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 57)

a) Công tác quản lý đối tượng nộp thuế

Căn cứ vào địa bàn hoạt động, quy mô DN, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, số thu đóng góp cho NSNN... mà Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa sẽ quyết định phân cấp quản lý. Hiện nay Văn phòng Cục Thuế đang quản lý 60 DN CBTS, chiếm tỷ lệ 57,69%, chủ yếu là những DN có quy mô vừa và lớn, DN ĐTNN hoặc DN xuất khẩu thường xuyên có hồ sơ hoàn thuế. Chi cục Thuế thành phố Canh Ranh quản lý 6 DN, chiếm tỷ lệ 6, 73%; Chi cục Thuế thị xã Ninh Hòa và Chi cục Thuế huyện Cam Lâm mỗi đơn vị quản lý 1 DN. Riêng Chi cục Thuế Nha Trang ngoài việc quản lý 35 DN CBTS (chiếm 33,65%), còn được phân cấp khoảng 50 hộ cá thể kinh doanh trong lĩnh vực này. Đây là những hộ cá thể nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất

nước mắm theo phương pháp truyền thống, hoạt động chủ yếu trên địa bàn thành phố Nha Trang.

Bảng 2.5 Quy mô DN CBTS toàn tỉnh Khánh Hòa

CƠ QUAN THUẾ QUẢN LÝ

DN Siêu nhỏ DN Nhỏ DN Vừa DN Lớn Tổng Tỷ lệ quản lý (%) Văn phòng Cục 19 23 16 2 60 57,69 CCT Nha Trang 26 9 35 33,65 CCT Vạn Ninh 0 0 CCT Ninh Hòa 1 1 0,96 CCT Diên Khánh 0 0,00 CCT Cam Ranh 6 1 7 6,73 CCT Cam Lâm 1 1 0,96 CCT Khánh Sơn 0 0 CCT Khánh Vĩnh 0 0 Tổng cộng 52 34 16 2 104 100 Tỷ lệ (%) 50 32,69 15,38 1,92 100

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)

Mặt khác, công tác rà soát mã số thuế luôn được CQT quan tâm và chú trọng, đảm bảo kiểm soát, nắm bắt kịp thời đối tượng nộp thuế để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế. Hàng tháng, bộ phận kê khai, kế toán thuế thường xuyên phối hợp với bộ phận kiểm tra thuế, các Chi cục Thuế tiến hành rà soát, đối chiếu đối tượng nộp thuế để đảm bảo số đối tượng nộp thuế đã được cấp mã số thuế khớp đúng với số đối tượng thực tế các đơn vị theo dõi, quản lý. Tính đến hết năm 2013, số DN CBTS trên địa bàn tỉnh là 104 DN thì đến thời điểm này, chỉ còn lại 88 DN đang hoạt động, một số DN nhỏ lẻ đã giải thể hoặc ngưng hoạt động.

b) Công tác kê khai thuế

Căn cứ theo Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế thì một trong các chức năng của Phòng Kê khai kế toán thuế là xử lý hồ sơ khai thuế, các tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT; xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi

phạm của NNT về thủ tục đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế.... Theo đó, hồ sơ khai thuế sau khi được "Bộ phận một cửa" - Phòng TTHT tiếp nhận (trực tiếp hoặc qua mạng Internet) sẽ chuyển đến Phòng KKKTT để theo dõi xử lý. Lúc này, công chức xử lý tờ khai sẽ tiến hành nhập dữ liệu, hạch toán ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT theo quy định. Theo quy định hiện nay, hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 20 tháng sau đối với tờ khai tháng, ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với tờ khai quý và ngày 30/3 năm sau đối với tờ khai quyết toán, báo cáo tài chính. Tờ khai sẽ bị coi là nộp chậm nếu nộp sau thời hạn trên. Tùy thuộc vào số ngày nộp chậm, số lượng tờ khai nộp chậm mà cán bộ thuế sẽ tiến hành lập biên bản VPHC đối với hành vi nộp chậm tờ khai, và lập tờ trình kiến nghị hình thức xử phạt.

Bảng 2.6 Công tác theo dõi xử lý tờ khai của DN CBTS

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số tờ khai phải nộp 1.979 1.930 1.739 Số tờ khai đã nộp 1.880 1.904 1.701 Trong đó nộp qua Internet 275 790 1.334 Số tờ khai đúng hạn 1.842 1.861 1.657 Số tờ khai trễ hạn 38 43 44

Tỷ lệ tờ khai nộp qua Internet 14,6% 41,5% 78,4%

Tỷ lệ tờ khai đã nộp/phải nộp 95,0% 98,7% 97,8%

Tỷ lệ tờ khai đúng hạn/đã nộp 98,0% 97,7% 97,4%

Tỷ lệ tờ khai phạt VPHC/TK trễ hạn 31,5% 30,2% 9,1%

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)

Qua bảng thống kê công tác theo dõi xử lý tờ khai thuế của DN CBTS nêu trên ta thấy số tờ khai phải nộp trong năm 2013 giảm nhiều so với 2 năm trước, tỷ lệ tờ khai đã nộp so với số tờ khai phải nộp từ năm 2011 đến 2013 lần lượt là 95%, 98,7% và 97,8%. Tuy nhiên trong đó tỷ lệ nộp tờ khai qua hình thức kê khai thuế qua mạng còn khá thấp, tỷ lệ này lần lượt là 14,6%, 41,5% và 78,4% từ năm 2011 đến 2013 so với số tờ khai đã nộp trong năm. Bên cạnh đó, các DN CBTS trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế khá tốt, tỷ lệ nộp tờ khai đúng thời hạn quy định khá cao, trên 97% so với số tờ khai đã nộp. Tỷ lệ tờ khai nộp chậm bị lập biên bản xử phạt VPHC

trên tổng số tờ khai nộp chậm cũng tương đối ít, năm 2011 và 2012 tỷ lệ này là trên 30%, riêng năm 2013 số tờ khai bị phạt VPHC giảm mạnh chỉ còn 9,1%, số lượng tờ khai nộp năm 2013 cũng ít hơn nhiều so với 2 năm trước (năm 2011 là 1.880 tờ khai, năm 2012 là 1.904 và năm 2013 chỉ còn 1.701 tờ khai, giảm khoảng 200 tờ khai). Số tờ khai còn lại tuy là tờ khai nộp chậm nhưng không bị phạt VPHC do theo Nghị định 98/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ thì hình thức phạt thấp nhất đối với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế là phạt cảnh cáo, áp dụng cho các hồ sơ khai thuế nộp chậm từ 05 ngày đến 10 ngày. Do đó, những tờ khai nộp chậm dưới 05 ngày sẽ không bị xử phạt VPHC nhưng Cục Thuế sẽ ban hành thông báo đôn đốc nộp tờ khai vào tháng sau cho các DN có tờ khai nộp chậm thuộc trường hợp này.

Mặt khác, theo đánh giá của DN CBTS đối với công tác quản lý DN, kê khai thuế thì 17,5% DN CBTS đánh giá công tác xử lý tờ khai của CQT là tốt, công tác theo dõi quản lý thông tin NNT là 12,5%. Trên 30% DN đánh giá ở mức trung bình và số DN không tham gia ý kiến cũng trên 30%.

c) Công tác thu nộp thuế

Bảng 2.7 Kết quả thu nộp thuế của DN CBTS năm 2011-2013

(ĐVT: Triệu đồng)

So sánh (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2012/2011 2013/2012 Thuế GTGT 15.976 20.749 18.868 1,30 0,91 Thuế TNDN 12.965 29.659 18.967 2,29 0,64 Thuế TNCN 4.904 1.459 1.096 0,30 0,75 Thuế MB 147 153 152 1,04 0,99 Thuế TN 38 11 41 0,29 3,73 TTĐB 2 27 5 13,50 0,19 Phạt 1.650 972 2.246 0,59 2,31 Thuế khác 2 150 59 75,00 0,39 Tổng 35.684 53.180 41.434 1,49 0,78

Năm 2011, tổng số thuế thu được từ các DN CBTS toàn tỉnh đạt 35.684 triệu đồng, trong đó nhiều nhất là thuế GTGT đạt 15.976 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 45%), thứ hai là thuế TNDN đạt 12.965 triệu đồng (chiếm 36%), còn lại 19% (6.743 triệu đồng) gồm các loại thuế TNCN, TN, TTĐB, MB, tiền phạt và các loại thuế khác. Năm 2012 so với năm 2011 tổng số thu tăng 49%, trong đó tăng nhiều nhất lại là thuế TNDN, gấp 2,29 lần năm 2011.

Thuế TNDN năm 2012 tăng đột biến là do năm 2011 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 52/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 21/2011/QĐ- TTg ngày 06/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế TNDN của DN nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011. Các DN CBTS có quy mô vừa và nhỏ hoặc sử dụng nhiều lao động được gia hạn thuế TNDN trong thời hạn một năm kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế (trừ số thuế TNDN từ hoạt động kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số kiến thiết, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB và thu nhập từ kinh doanh các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu theo quy định của pháp luật). Do vậy, hạn nộp thuế TNDN tạm tính của quý I, II, III năm 2011 sẽ nộp vào năm 2012, nâng tổng số thu NSNN của các DN CBTS năm 2012 tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Về công tác kế toán thu, thực hiện chương trình hiện đại hóa thu NSNN giai đoạn 2, ngành thuế Khánh Hòa đã kết nối thông tin 5 ngành: Thuế - Hải quan - Kho bạc - Ngân hàng - Tài chính để thực hiện nộp thuế tại ngân hàng chuyên thu. Do đó, công tác tập trung nguồn thu đã không ngừng được đa dạng hoá và mở rộng hình thức, từng bước xã hội hoá việc thu nộp NSNN nhưng vẫn đảm bảo tập trung nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác, hạch toán đúng tài khoản, phân chia đúng tỷ lệ các khoản thu cho các cấp ngân sách theo luật định. Phối hợp thu NSNN qua hệ thống ngân hàng thương mại cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT đi nộp thuế gần địa điểm sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu thời gian đi nộp thuế do hệ thống ngân hàng có nhiều chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh.

d) Hạn chế và nguyên nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lượng tờ khai nộp trong năm 2013 giảm khá mạnh. Nguyên nhân giảm do Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Theo đó, kể từ tháng 7/2013 các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện có tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống sẽ áp dụng khai thuế GTGT theo quý, việc áp dụng khai theo quý được ổn định theo chu kỳ 3 năm dương lịch. Chính vì vậy số lượng tờ khai mấy tháng cuối năm 2013 giảm đáng kể. Nhưng cũng chính vì vậy nhiều DN chưa quen với thời gian nộp tờ khai mới này dẫn đến quên nộp tờ khai, nên khi nộp tờ khai thì bị chậm so với hạn quy định.

- Tổng số thu NSNN toàn tỉnh năm 2013 tăng 9% so với 2012 nhưng riêng các DN CBTS thì số thu chỉ bằng 78% so với năm trước. Ngay từ đầu năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch hành động qua Quyết định số 128/QĐ-BTC nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ. Tuy nhiên do ảnh hưởng tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn thử thách, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, điều kiện tự nhiên môi trường không thuận lợi đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các DN CBTS. Cụ thể: (1) theo số liệu theo dõi tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, năm 2013 có tới 6 DN CBTS tạm ngưng hoạt động, giải thể, bỏ địa điểm kinh doanh...; (2) Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa cũng đã có báo cáo tình hình kinh kế xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2013, trong đó giá trị sản xuất thủy sản 5.114,9 tỷ đồng giảm 0,29%, nuôi trồng thủy sản thu hoạch được 13.751,2 tấn giảm 0,24% so năm 2012, trong đó 6.345,2 tấn tôm thịt giảm 6,96%, 701,3 tấn tôm hùm giảm 12,33% do diện tích thả nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh... Do đó tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN CBTS năm 2013 có phần giảm sút, ảnh hưởng đến số thu NSNN của lĩnh vực ngành nghề này.

- Công tác khai thuế qua mạng còn hạn chế do đường truyền chậm và hay bị nghẽn mạng vào những ngày cao điểm; Các phần mềm ứng dụng hỗ trợ khai thuế chưa được hoàn thiện còn mắc nhiều lỗi và chậm được điều chỉnh nâng cấp mỗi khi có chính sách mới gây khó khăn bất tiện cho NNT và công chức thuế thực thi nhiệm vụ.

- Vướng mắc từ các quy định trong việc hỗ trợ như Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Theo đó, các DN kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, gia công, CBTS sử dụng nhiều lao động hoặc có quy mô vừa và nhỏ được gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế TNDN phải nộp quý I và 03 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp quý II và quý III năm 2013, đồng thời gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế GTGT đối với số thuế GTGT phải nộp của tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013 đối với các DN kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên, số lượng DN CBTS trên địa bàn tỉnh hiện nay được hưởng ưu đãi theo Nghị quyết này không nhiều, còn lại hầu hết là DN có quy mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ. Mặt khác, về cách xác định DN nhỏ và vừa thì theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP (đến nay vẫn còn hiệu lực) định nghĩa được xác định dựa vào 1 trong 2 tiêu chí hoặc số lao động hoặc tổng nguồn vốn. Quy định này áp dụng thống nhất từ năm 2009 đến nay và tạo nhiều thuận lợi cho DN nhỏ và vừa. Còn nếu theo Nghị quyết 02/NQ-CP thì đa số DN đã không còn nhỏ và vừa nữa và không thuộc đối tượng hỗ trợ. Nhiều DN CBTS tỉnh Khánh Hòa có quy mô nhỏ nhưng doanh thu lớn thì không được hỗ trợ. Do đó, chính sách ưu đãi vốn theo Nghị quyết 02/NQ-CP là chưa xác thực và hoàn toàn chưa hợp lý trong điều kiện hiện nay của các DN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 57)