Công tác hoàn thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 63)

Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.

Công tác hoàn thuế hiện nay đang được thực hiện theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Thông tư 219/2014/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT; Quyết định 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình hoàn thuế. Theo đó, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo;

trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

Đối với các DN kinh doanh trong lĩnh vực CBTS, sản phẩm hàng hóa xuất ra chủ yếu để xuất khẩu, do đó các DN này khi nộp hồ sơ hoàn thuế phần lớn là hoàn do xuất khẩu. Trong trường hợp trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì DN được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. Nếu DN trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì được hoàn thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.

Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đã tính phân bổ như trên chưa được khấu trừ nhỏ hơn 300 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng/quý mà kết chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo; nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng/quý.

Bảng 2.8 Kết quả công tác hoàn thuế đối với DN CBTS

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DN Hoàn DN Tỷ lệ DN Hoàn DN Tỷ lệ DN Hoàn DN Tỷ lệ

Đơn vị tính

XK CBTS (%) XK CBTS (%) XK CBTS (%)

Số hồ sơ hoàn Hồ sơ 212 104 49 240 109 45 207 101 49

Số doanh nghiệp Đơn vị 54 25 46 56 21 38 52 23 44

Số thuế đề nghị hoàn Triệu đồng 428.845 90.788 21 490.940 104.305 21 392.228 138.359 35 Số thuế được hoàn Triệu đồng 422.699 87.322 21 459.513 100.665 22 384.296 134.383 35

Qua bảng số liệu 2.8, ta thấy công tác hoàn thuế đối với các DN có hoạt động xuất khẩu tương đối ổn định trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Số lượng hồ sơ đề nghị hoàn thuế do có hoạt động xuất khẩu dao động từ 210 đến 240 hồ sơ mỗi năm, tương ứng với khoảng 52 đến 56 DN. Trong số đó, DN CBTS đề nghị hoàn chiếm tỷ lệ khá cao. Gần 50% số lượng hồ sơ hoàn thuế do xuất khẩu là của DN CBTS, số lượng DN cũng chiếm trên 40% so với tổng số DN có hoàn thuế do xuất khẩu. Nếu tỷ lệ hồ sơ đề nghị hoàn của DN CBTS năm 2011 là 49% (104/212 hồ sơ) thì đến năm 2013 tỷ lệ này vẫn không thay đổi, 49%, tương ứng tỷ lệ là 101/207 hồ sơ. Tỷ lệ DN CBTS có hồ sơ hoàn thuế năm 2011 là 25/54 DN, chiếm 46%, thì năm 2013 tỷ lệ này giảm không đáng kể, 22/50 DN, chiếm 44%. Điều này cho thấy trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu thì ngành nghề chế biến xuất khẩu thủy sản chiếm đa số, đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu các ngành hàng của tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những căn cứ để CQT xác định nguồn thu trọng tâm, từ đó có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu.

Tuy nhiên, tỷ lệ số tiền hoàn thuế của các DN này thì lại không cao. Năm 2011 số tiền thuế hoàn cho các DN xuất khẩu là 422.699 triệu đồng thì chỉ có 21% trong số đó (tương với 87.322 triệu đồng) là hoàn cho DN CBTS. Tỷ lệ này sang năm 2012 tăng không đáng kể, chỉ có 22% so với tổng số tiền thuế hoàn cho xuất khẩu. Bước sang năm 2013, do ảnh hưởng tình hình xuất khẩu thủy sản chung cả nước, kim ngạch xuất khẩu giảm, thị trường thu hẹp, thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng, thiếu chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng như các Bộ, ngành; dẫn đến các DN CBTS phải tìm mọi phương án để xoay vòng vốn. Do đó tỷ lệ số tiền hoàn thuế tăng đáng kể, trong tổng số tiền 384.296 triệu đồng hoàn cho xuất khẩu thì số tiền hoàn cho DN CBTS là 134.383 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 35%.

Xét về tỷ lệ số thuế được hoàn so với số thuế đề nghị hoàn thì đối với các DN CBTS nói riêng đạt từ 96% đến 97%, thấp hơn so với các DN xuất khẩu nói chung (đạt 98% đến 99%). Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do DN kinh doanh trong lĩnh vực mua bán, chế biến xuất khẩu thủy hải sản là thường là những DN có rủi ro cao về thuế. Một số qui định đối với các DN xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản nếu mua trực tiếp của người sản xuất hoặc chỉ qua một trung gian thì được hoàn thuế GTGT theo quy định, nếu mua hàng qua nhiều trung gian thì phải kiểm tra các khâu trung

gian trước sau đó mới hoàn thuế. Theo qui định này các DN thương mại trung gian cung cấp nguyên liệu đã kê khai, nộp thuế GTGT theo đúng quy định thì mới xét hoàn thuế cho DN thu mua xuất khẩu. Bên cạnh đó việc xác minh DN trung gian có còn nợ thuế hay không sẽ mất rất nhiều thời gian dẫn đến việc thực hiện hoàn thuế GTGT cho các DN chậm.

 Hạn chế và nguyên nhân:

- Các DN CBTS gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT. Nguyên nhân được xác định là:

+ Thứ nhất, giữa DN và CQT không thống nhất về cách tính thuế GTGT và phân bổ thuế GTGT đầu vào. Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT quy định sản phẩm thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Khi đó, DN sẽ phải phân bổ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ trên doanh thu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều DN vừa phải sản xuất từ nguyên liệu mua bên ngoài và nguyên liệu tự sản xuất hoặc nuôi trồng. Như vậy, theo quy định trên DN sẽ không phân biệt được nguyên liệu từ đầu nguồn nào nên nếu phân bổ thuế đầu vào không được khấu trừ toàn bộ trên doanh thu sẽ bị thiệt hại. Mặt khác, ngày càng có nhiều DN CBTS xuất khẩu chủ động đầu tư nuôi khép kín (tôm ...) để chủ động nguồn nguyên liệu. Nếu trước đây các mặt hàng này đều chịu mức thuế GTGT 5% và khi DN xuất trong nước thì chỉ cần kê khai đầu ra (đầu ra này do người mua chịu nên nếu là DN thì người mua được khấu trừ đầu vào tiếp theo) thì giờ đây DN xuất hóa đơn không thuế và phải phân bổ đầu vào trong khi đây là quy trình nuôi trồng, sản xuất chế biến khép kín nhưng lại không được kê khai khấu trừ. Như vậy, chi phí của DN càng bị đội lên một cách bất hợp lý. Hơn nữa, các DN thủy sản đang chế biến đa dạng các mặt hàng theo nhu cầu của thị trường. Mỗi mặt hàng có quy trình chế biến khác nhau. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây không ít DN gặp vướng mắc trong việc cùng CQT phân định mặt hàng của mình là “sơ chế” hay “tinh chế”. Việc phân định nguồn nguyên liệu đầu vào mang tính chất cảm quan của CQT, giữa DN và CQT còn rất nhiều khác biệt về định nghĩa. Ngay cả trong ngành thuế, giữa các CQT với nhau cũng có những quan điểm trái chiều. Một khi quan điểm không thống nhất thì việc kê khai khấu trừ thuế trên bảng kê mua hàng

sẽ là nguyên nhân khiến cho việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế của DN bị ngưng trệ. Với việc xác định thuế GTGT này làm cho DN đang rất lúng túng và hóa đơn đi dễ bị trả lại, hồ sơ hoàn thuế của các DN bị trì trệ, ách tắc.

+ Thứ hai, một trong những điều kiện để được hoàn thuế là DN phải nộp báo cáo hàng tồn kho kèm theo hồ sơ hoàn thuế. Theo điều 10, 12 Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 & luật thuế GTGT sửa đổi số 31/2013/QH13 điểm đ đều có qui định rất rõ:“Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó”.23 Theo hướng dẫn cách xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Thông tư số 128/2009/TT-BTC) Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Tuy nhiên tại Khoản 4, Điều 18 của Thông tư 219 (Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT), có qui định thêm với DN có hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, phải tính toán phân bổ thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa tồn kho. Điều này mâu thuẫn với qui định tại khoản đ, điều 12 luật thuế GTGT. Đồng thời, nếu xét theo tính khả thi của việc báo cáo tồn kho thì với DN kinh doanh đa ngành nghề vừa sản xuất, vừa mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm về để sản xuất và xuất khẩu thì để tính được báo cáo hàng tồn kho (gồm số lượng và giá trị) vô cùng phúc tạp, phải trải qua thao tác đóng kỳ kế toán, tính giá thành, giá vốn.... mới có thể ra được báo cáo tồn kho. Các DN CBTS trên địa bàn tỉnh đa số có quy mô vừa và nhỏ, nên việc thực hiện được báo cáo hàng tồn kho hàng tháng là rất khó, đặc biệt là các DN kinh doanh đa ngành nghề.

- Qua công tác khảo sát lấy ý kiến của các DN về việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế, có tới 30% DN cho rằng quá trình thủ tục xin hoàn thuế khá rắc rối, mất nhiều thời gian và công sức của họ và 32% DN không tỏ rõ thái độ. Nguyên nhân theo đánh giá của DN thì để được hoàn thuế, DN phải nộp hồ sơ và toàn bộ hoá đơn, chứng từ lên CQT và phải đi lại nhiều lần để sửa đổi, bổ sung mới được hoàn thuế. Trong trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm trước hoàn sau, DN phải mất thêm thời gian để CQT xuống đơn vị kiểm tra, đối chiếu hoá đơn thực hiện bằng phương pháp thủ công, kéo

23

dài thời gian kiểm tra làm chậm việc hoàn thuế, đồng thời nguy cơ xảy ra hiện tượng tiêu cực cũng cao gây thêm khó khăn cho DN.

- Gian lận trong hoàn thuế GTGT

Hàng năm, NSNN thất thoát nhiều tỷ đồng do các DN cố tình gian lận thuế, trong đó có một số vụ gian lận lớn tập trung trong khâu hoàn thuế GTGT. Chính vì vậy, việc nhận diện ra các hành vi gian lận qua hoàn thuế GTGT để từ đó đề ra biện pháp phòng chống hiệu quả là hết sức quan trọng. Đối với các DN, thuế GTGT là một sắc thuế hiện đại và có cách tính tương đối rõ ràng. Do đó, để gian lận được loại thuế này, các DN đã sử dụng rất nhiều cách thức và thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Các thủ đoạn chủ yếu thường được các DN sử dụng, đó là:

+ Thứ nhất, làm tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp. Theo quy định, các DN xuất khẩu hàng hóa sẽ có thuế suất thuế GTGT là 0% nên các đơn vị xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế GTGT, do đó DN tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là “xuất khẩu” để có số thuế GTGT bằng không (0). Khi đó, DN sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào hoặc giảm số thuế phải nộp nếu có phát sinh. Ở mức độ phức tạp, DN đăng ký kinh doanh với rất nhiều ngành nghề, nhưng thực tế không có trụ sở kinh doanh, kho hàng, thành lập ra DN là để bán hóa đơn GTGT cho các cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh khác sử dụng vào việc hợp thức hàng hóa buôn lậu trốn thuế hoặc chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước. Hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT đang được thực hiện với hình thức ngày càng tinh vi như thành lập nhiều DN trung gian ở nhiều nơi khác nhau, lập hồ sơ khống... nhằm hạn chế sự kiểm soát của CQT.

+ Thứ hai, hành vi tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. DN kê khai khấu trừ thuế GTGT các hoá đơn bất hợp pháp, hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng... , khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa - dịch vụ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc kê khai khấu trừ các hóa đơn dùng cho cá nhân, gia đình không mang tên, mã số thuế của công ty, kê khai thuế GTGT được khấu trừ không đúng với ngày chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (giấy nộp tiền vào NSNN); không phân bổ hoặc phân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thứ ba, hành vi giảm thuế GTGT đầu ra. Các sai phạm về thuế GTGT đầu ra chủ yếu tập trung vào việc giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng bán hàng không xuất hoá đơn để che dấu doanh thu đầu ra, nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT người mua đã nộp cho người bán, đồng thời tránh tối đa nghĩa vụ thuế phải nộp. Mục đích của việc này là tránh doanh thu, hoặc điều chuyển số thuế GTGT hàng tháng, tránh bật dương thuế quá lớn, ảnh hưởng đến dòng tiền và nghĩa vụ phải nộp. Việc khai thiếu thuế GTGT đầu ra còn xảy ra ở khâu hàng hoá tiêu dùng nội bộ: DN thường “lờ đi” việc khai thuế GTGT vì cho rằng đây là việc tiêu dùng nội bộ, không phát sinh doanh thu, lợi nhuận và CQT cũng ít để ý đến nên đã “bỏ qua” khoản thuế đầu ra này. “Chiêu” gian lận này cũng lặp lại ở doanh thu xuất cho chi nhánh, DN thường kê khai thiếu hoặc không kê khai thuế GTGT.

+ Thứ tư, điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và đầu ra không đúng quy định: Nhiều DN lợi dụng kẽ hở cán bộ thanh tra chỉ kiểm tra tính hợp lý của bảng kê (chấm hóa đơn) mà không để ý đến các khoản điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của kỳ trước nên DN đã cố tình điều chỉnh giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra (giảm) và điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu vào của kỳ trước (tăng) không đủ cơ sở, các khoản điều chỉnh không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh, dẫn đến giảm thuế GTGT phải nộp kỳ này hoặc tăng thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau nhằm gian lận thuế.

+ Thứ năm, xác định sai thuế suất đối với hàng hoá, dịch vụ. Lợi dụng chính sách kích cầu, giảm khó khăn cho các DN của Chính phủ, DN kê khai sai thuế suất của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Trang 63)