- Chính sách thuế thường xuyên thay đổi để đáp ứng kịp thời với những biến động của nền kinh tế, do đó, ngành thuế các tỉnh thành phố phải chủ động triển khai phối hợp với các cơ quan hữu quan tại địa phương, bằng nhiều hình thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin đến DN, NNT trên địa bàn Cục Thuế quản lý, nhằm giúp DN tiếp cận các chính sách thuế mới kịp thời, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Việc cải cách thủ tục hành chính một cách linh hoạt như hiện nay, sẽ giúp giảm trên 200 giờ nộp thuế, nhiều vấn đề bức xúc phiền hà trong việc kê khai thuế đã được giải quyết. Đây là tín hiệu vui cho cộng đồng DN, bởi việc giảm thời gian tuân thủ chính sách thuế, DN sẽ tiết tiệm được thời gian, chi phí, đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn, tạo thêm lợi nhuận và nộp ngân sách nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc Chính phủ, Bộ Tài chính đẩy mạnh cải cách hành chính sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện thời gian nộp thuế của Việt Nam so với các nước trong khu vực.
15
http://tapchithue.com.vn/kinh-nghiem-quan-ly/5706-cuc-thue-ha-noi-lap-duopng-day-nong.html 16
- Công tác tăng cường kỷ cương, kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc, tác phong ứng xử giao tiếp của cán bộ thuế đối với NNT cũng được nâng cao, coi trọng. Tác động về mặt tư tưởng, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế, thay đổi phương pháp và thái độ làm việc, phục vụ tốt hơn cho NNT.
Tuy nhiên, mặc dù đã đẩy mạnh cải cách nhưng thời gian thực hiện thủ tục hành chính ngành thuế hiện nay vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Do đó, trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành thuế cần nghiên cứu đưa các ứng dụng vào mọi công đoạn quản lý thuế, từ đó sẽ tiếp tục giảm thêm nhiều thủ tục hành chính so với cách quản lý giấy tờ dàn trải như hiện nay. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai chương trình cải cách và hiện đại hóa các dự án kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử, giúp NNT giảm tối đa chi phí tuân thủ pháp luật.
Kết luận chương I
Chương I đã khái quát những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý thuế đối với các DN CBTS, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý thuế ở Cục Thuế một số địa phương trong cả nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự Khánh Hòa. Qua đó trang bị một nền tảng lý luận vững chắc để đi sâu vào phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với DN CBTS trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian vừa qua. Từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với DN CBTS ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 2.1. Tổng quan DN CBTS trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến DN CBTS
- Khánh Hoà là tỉnh ven biển, cực đông của Việt Nam, với 200 km bờ biển ở phía Đông, liền kề với Tây Nguyên ở phía Tây, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận. Phần lãnh hải có hệ thống đảo, đặc biệt là huyện đảo Trường Sa, có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng của cả nước. Khánh Hoà nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, trung tâm tỉnh lỵ Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh. Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20m và được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
- Về mặt đơn vị hành chính, Khánh Hòa gồm có 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6 huyện; các huyện, thị xã, thành phố lại được chia thành 35 phường 6 thị trấn và 99 xã. Dân số đô thị thuộc loại cao nhất trong các tỉnh thuộc khu vực miền Trung. Phần đông các đô thị lớn lại nằm ở vùng duyên hải, dọc theo quốc lộ 1A hoặc nằm dọc theo các hành lang đông dân cư ven các sông chính và các tuyến đường nối lên Tây Nguyên. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để Khánh Hòa đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội.
- Hiện nay, Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và vững của cả nước, có đóng góp ngân sách cho Trung ương, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đang trên đà xây dựng trở thành một trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của cả nước. Mặc dù chịu ảnh hưởng
không nhỏ do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, song với những nỗ lực vươn lên của cả hệ thống chính trị và quyết tâm cao của các cấp các ngành, thời gian qua, kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa vẫn phát triển khá. Theo Cục Thống kê Khánh Hòa, tổng sản phẩm nội địa (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 tăng 9,42% so với cùng kỳ, trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,88%; công nghiệp - xây dựng tăng trên 7%; dịch vụ tăng hơn 13%. Tổng thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh gần 5.500 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ và bằng 52,2% dự toán địa phương. 17 GDP bình quân đầu người năm 2013 xấp xỉ 1.900 USD. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015, Khánh Hòa sẽ tập trung vào phát triển mạnh công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại. Thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, giảm tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế biến, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh hiện nay tăng bình quân hàng năm là 12,4%.
- Ngoài ra, môi trường thuận lợi cũng tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu phát triển. 6 tháng đầu năm 2014 tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt 703,8 triệu USD, sản phẩm của các DN trong tỉnh được xuất đi trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo ra năng lực sản xuất mới, tỉnh còn chú trọng khâu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Tích cực, chủ động mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, tìm kiếm và mở ra các thị trường mới.18
- Mặt khác, là một tỉnh duyên hải miền Trung với nhiều nguồn tài nguyên biển, Khánh Hòa có tổng trữ lượng hải sản 150.000 tấn/năm và khả năng khai thác khoảng 70 nghìn tấn/năm. Có 600 loài hản sản được các nhà khoa học xác định ở vùng biển Khánh Hòa, trong đó có hơn 50 loài cá có giá trị kinh tế cao. Đây cũng là một ưu
17 http://www.baokhanhhoa.com.vn/kinh-te/201307/toc-do-tang-truong-kinh-te-gdp-toan-tinh-khanh-hoa- tang-71-2248067/ 18 http://www.khanhhoa.gov.vn/ ?ArticleId=7888ff6f-c9c7-419d-9be2-adfd8687e4ba
thế do thiên nhiên ban tặng cho Khánh Hòa, một tiềm năng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Với những đặc điểm nền kinh tế xã hội như vậy, Khánh Hòa có một lợi thế rất lớn cho hoạt động đánh bắt và khai thác thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực CBTS. Vì vậy, Khánh Hòa đã, đang và sẽ luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN CBTS Khánh Hòa Hòa
- CBTS là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm thủy sản chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất nước. Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến ngày 15/8/2014, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 4,67 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2013.19 Nhờ thiên nhiên ưu đãi, Khánh Hòa có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản, trong đó có ngành công nghiệp CBTS, do đó Khánh Hòa là tỉnh có ngành CBTS phát triển khá mạnh trong cả nước.
- Tỉnh Khánh Hòa hiện nay có khoảng 100 DN hoạt động trong lĩnh vực CBTS. Sản lượng bình quân vào khoảng 60 ngàn tấn/năm, với giá trị ước đạt gần 300 triệu USD. Trong đó, tập trung đông nhất là địa bàn thành phố Nha Trang, 72 DN chiếm 69,2%, Cam Lâm 14 DN chiếm tỷ lệ 13,5%, thành phố Cam Ranh có 11 DN chiếm 10,5%, thị xã Ninh Hòa có 4 DN chiếm tỷ lệ 4% và huyện Diên Khánh có 3 DN tương ứng 3%. Căn cứ vào vốn điều lệ, số lao động ... DN CBTS được phân loại quy mô DN như DN siêu nhỏ, DN có quy mô nhỏ, quy mô vừa hoặc DN có quy mô lớn.
19
Biểu đồ 2.1 Quy mô DN CBTS tỉnh Khánh Hòa
Biểu đồ 2.1 thể hiện quy mô DN CBTS toàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay, cho thấy đa số các DN đều có quy mô siêu nhỏ, chiếm tỷ lệ 50% tướng ứng với 52 DN. Quy mô lớn hơn một chút là những DN có tổng số vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng trở xuống và số lao động từ trên 10 người đến dưới 200 người. Các DN CBTS trên địa bàn tỉnh thuộc quy mô này có 34 DN, chiếm tỷ lệ tương đối khoảng 33%. Còn những DN có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng và số lao động từ trên 200 người đến dưới 300 người là DN có quy mô vừa, chiếm tỷ lệ khoảng 15%, tương ứng với 16 DN. Ngoài ra, toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ có 2 DN có quy mô tương đối lớn, tổng số nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và có trên 1000 lao động. Đó là Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 và Công ty TNHH Thủy sản Hải Long, chiếm tỷ lệ khoảng 2%.
- Những năm gần đây, mặc dù liên tục gặp nhiều khó khăn nhưng ngành CBTS của tỉnh không ngừng phát triển, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh nhà. Cho đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng trên 30 DN xuất khẩu thủy sản trong tổng số hơn 100 DN thủy sản. Trong đó, 23 DN xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa có qui mô lớn, số còn lại có quy mô vừa và nhỏ, hơn 25 nhà máy đông lạnh và tổng công suất cấp đông là 400 tấn/ngày, 4 nhà máy được cấp code xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, 11 nhà máy được cấp giấy chứng nhận HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy
hiểm trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm) và nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường các nước trên thế giới.
Bảng 2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 20
Đơn vị tính: 1000USD Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Bình quân Giá trị XKTS 229.685 273.826 253.850 278.856 326.130 356.770 421.017 11% Tổng giá trị XK 358.667 388.294 477.700 682.567 921.789 1.121.326 1.055.486 20% % giá trị XKTS 64% 71% 53% 41% 35% 32% 40% Số lượng TSXK (tấn) 56.957 61.373 55.289 59.865 56.459 64.321 68.68 3%
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa)
- Cơ cấu về loại hình DN bao gồm: 5 DN Nhà nước chiếm 4,8%; có 7 DN ĐTNN chiếm 6,7%; còn lại là DN NQD chiếm tỷ lệ 92%. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các DN xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa không chỉ chịu sức ép cạnh tranh của các DN xuất khẩu thủy sản trong nước mà còn phải cạnh tranh với các DN thủy sản nước ngoài.
Biểu đồ 2.2 Loại hình DN CBTS Khánh Hòa
20
TS. Phan Thị Dung (2014), Thực trạng và một số đề xuất hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
- Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng gia tăng, các công ty CBTS xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên việc có đủ nguồn nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu là một vấn đề bức xúc đối với các DN hiện nay. Trước tình hình này, hầu hết các DN CBTS Khánh Hòa đều tự tổ chức mạng lưới mua nguyên liệu khắp nơi trong cả nước và thậm chí nhập nguyên liệu từ nước ngoài về như cá bò da, cá hồi, cá đen, cá ngừ đại dương, tôm chân trắng, mực... vì nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đáng kể. Do đó giá sản phẩm thủy sản tăng từ 10 đến 15% và giá mua nguyên liệu cũng tăng tương ứng.
- Về cơ cấu sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính của Khánh Hòa chủ yếu hiện nay vẫn là các sản phẩm đông lạnh (cá, tôm, mực, ghẹ), sản phẩm chế biến khô (mực khô, cá khô, ruốc khô), sản phẩm sống và tươi sống (tôm hùm, cá mú, cá ngừ đại dương), sản phẩm đồ hộp đã đầu tư tại 5 đơn vị, tuy nhiên trong thời gian qua sản lượng chưa đáng kể, chưa phát huy được hiệu suất đầu tư. Hàng thủy sản chế biến đông lạnh là hàng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản; trong đó nhiều nhất là cá nguyên con và phi lê đông lạnh. Tiếp đến tôm, mực chế biến các dạng đông lạnh. Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2014, mặt hàng xuất khẩu tôm tăng 52,8% đạt giá trị 2,34 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Riêng tăng trưởng xuất khẩu tôm chân trắng đạt mức rất cao, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,39 tỷ USD, trong khi xuất khẩu tôm sú duy trì mức tăng nhẹ (10,3%), đạt 806,4 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm đã góp phần quan trọng để duy trì nhịp độ tăng trưởng khá trong xuất khẩu thủy sản của toàn ngành, khi vẫn còn nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác có xu hướng giảm.21 Các mặt hàng cua, ghẹ cũng được chế biến nhiều dạng như nguyên con, ghẹ mãnh, ghẹ thịt rất phong phú. Các mặt hàng đông lạnh vẫn còn chế biến nhiều ở dạng block, các dạng chế biến tinh, hàng giá trị gia tăng đã phát triển mạnh trong thời gian qua, tuy nhiên cũng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 25-30% sản lượng đông lạnh chung, đây cũng là một vấn đề cần phải quan tâm trong thời gian tới.
- Về cơ cấu thị trường, qua theo dõi sản phẩm thủy sản của Khánh Hòa cũng