Thứ nhất, cơ sở vật chất còn thiếu thốn
Cơ sở vật chất của chi nhánh tuy được trang bị thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giao của giao nhận vận tải ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều phương tiện vận tải đã cũ, tuổi thọ cao, mức độ tự động hóa thấp do đó độ an toàn rất thấp. Tỷ lệ trang thiết bị trên đầu người của chi nhánh còn thiếu, chất lượng xe chuyên chở cũ, hết khấu hao, chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển xa xôi. Cần trang bị
máy nhắn tin, điện thoại di động , hệ thống máy tính kết nối mạng hiện đại để thông tin là yếu tố sống còn đối với các hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo còn thiếu và còn nhiều hạn chế về trình độ và kinh nghiệm
Mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng một số nhân viên của chi nhánh còn hạn chế và thiếu năng động trong kinh doanh. Trong khi đó các yêu cầu thông tin mới mới cập nhật, hiểu biết đa dạng như: tập quán bạn hàng, luật hàng hải, luật hải quan, Incoterm 2000…. Mặt khác chi nhánh đang trong quá trình đa dạng hóa hoạt động dịch vụ nên đòi hỏi một số nhân viên trong chi nhánh phải đa dạng hóa và luôn đổi mới kiến thức chuyên môn mới có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, do chiến lược tiếp thị còn ít
Chi nhánh chưa có chiến lược Marketting hoàn hảo, chưa có bộ phận chuyên trách, mỗi phòng chưa có cán bộ marketing riêng, chưa phát huy được vai trò của các bộ phận. Đây là nguyên nhân kìm hãm sự mở rộng thị trường và uy tín của chi nhánh.
Thứ tư, áp dụng công nghệ thông tin còn nhiều yếu kém
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, hoạt động của chi nhánh nói riêng và của toàn thể các tổ chức, đơn vị trên thế giới đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, thông qua những phương tiện thông tin đại chúng như Internet, điện thoại, truyền hình,… Có được thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến hoạt động dịch vụ của chi nhánh một cách chính xác, kịp thời như thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, luật pháp…thì chi nhánh mới có được những phương án và hướng đi đúng đắn giúp chi nhánh làm ăn có hiệu quả, tránh được rủi ro không đáng có. Thế nhưng chi nhánh chỉ mới vận dụng được một phần nhỏ các phần mềm công nghệ thông tin vào quản lý và kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CHI NHÁNH CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON
ONG - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh
Trên cơ sở những căn cứ trên và tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua, để có thể phát triển ngang tầm một công ty quốc tế trong lĩnh vực giao nhận vận tải biển, chi nhánh cần xây dựng một số mục tiêu phương hướng phát triển thích hợp và đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện phương án đó.
Thời gian trước mắt, Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội đặt mục tiêu là củng cố hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh. Ban lãnh đạo chi nhánh đã chủ trương kết hợp hài hòa và tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình dịch vụ trên cơ sở lấy nghiệp vụ giao nhận làm nòng cốt. Song song với việc giữ vững thị trường hiện có, vươn xa hơn nữa ra các thị trường nước ngoài: cụ thể là để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của chi nhánh và chuẩn bị cơ sở cho một sự phát triển lâu dài và ổn định trong thời gian tới, chi nhánh cần tập trung vào một số phương hướng như:
- Chi nhánh phấn đấu đến năm 2020 trở thành một Công ty giao nhận vận tải mạnh. - Về chiến lược kinh doanh: Chi nhánh tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa cá ngành nghề kinh doanh trong đó kinh doanh giao nhận bằng đường biển là trọng tâm, mở rộng thị trường nước ngoài, tập trung vào thị trường khu vực Châu Á.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc tế, thông qua hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS).
- Giữ vững mối quan hệ đại lý, những khách hàng và những hợp đồng ký kết, loại bỏ những mối quan hệ đại lý những cộng tác viên không đủ năng lực, không đủ tin cậy, bê bối công nợ…. đồng thời tích cực tìm kiếm bạn hàng mới, tìm hiểu thông tin, nắm chắc khả năng, yêu cầu ủy thác của khách hàng trong và ngoài nước.
- Phát triển dịch vụ giao nhận gắn liền với đẩy mạnh công tác giao nhận, vận tải và bảo quan trong nước, củng cố năng lực trong nước vững mạnh về tổ chức, giỏi về nghiệp vụ.
- Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy “lợi thế so sánh” tương đối với các doanh nghiệp tư nhân khác.
- Tăng cường quản lý, thống nhất về quy mô hình thức tổ chức trong toàn chi nhánh, đồng thời thống nhất chỉ đạo thực hiện dịch vụ trọn gói trong và ngoài nước,đảm bảo giao dịch thông tin một mối tính toán đến hiệu quả cuối cùng của kinh doanh, tránh cạnh tranh cục bộ sẽ dẫn đến phá vỡ quan hệ nội bộ, dẫn đến mất tín nhiệm đối với khách hàng.
- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng marketing trong chiến lược kinh doanh của mình với trụ cột là các chiến lược dịch vụ mới, chiến dịch giá mềm dẻo, linh hoạt, có thương lượng trong từng thương vụ phù hợp với đối tượng khách hàng và với từng dịch vụ, chiến lược tiếp thị, xúc tiến kinh doanh… Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, giới thiệu chi nhánh với các bạn hàng trong nước và trên thế giới.
- Thực hiện phương châm vừa học vừa làm, kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn đội ngủ cán bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh trước mắt và lâu dài.
- Dần dần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giao nhận bằng vốn ngân sách tự có, vốn liên doanh liên kết.
- Ổn định mức chi phí tiền lương trong khâu kinh doanh dịch vụ giao nhận. Những phương hướng trên của ban lãnh đạo chi nhánh được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu sau:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2015
1 Tổng doanh thu Triệu VNĐ 67.525 70.505 2 Doanh thu DVGNHK Triệu VNĐ 4.780 5.625
3 SL GNHK Tấn 5.250 6.350
4 Thu nhập CBGNHK Triệu VNĐ 1,5 2,0 5 Tỷ trọng DTDVHK/Σ% 7,08% 7,99%
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu, phương hướng đề ra, để tiếp tục phát triển một cách ổn định và vững mạnh, Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội cần phải khắc phục những tồn tại đồng thời phát huy những lợi thế của mình
3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển của chi nhánh đường biển của chi nhánh đường biển của chi nhánh đường biển của chi nhánh
3.2.1. Giải pháp về mở rộng thị trường
Để tạo tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình, tránh các biến động của thị trường thì song song với việc giữ vững thị trường hiện có, chi nhánh phải tìm giải pháp thích hợp để mở rộng hoạt động của dịch vụ giao nhận bằng đường biển hơn nữa ra thị trường nước ngoài.
Thị trường luôn là một yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của hầu hết các công ty. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của nước ta và một số nước trong khu vực trong như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan… điều dễ nhận thấy nhất là trong thời gian tới thị trường kinh doanh hàng hóa XNK bằng đường biển sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và mở rộng nhanh chóng, khi đó tất yếu kéo theo sự phát triển của dịch vụ giao nhận đường biển, những thị trường này vừa gần Việt Nam về khoảng cách địa lý vừa giàu tiềm năng và rất thích hợp với kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đường biển của chi nhánh. Tuy nhiên với những thị trường mới như Châu Mỹ, Trung Đông…chi nhánh cũng cần phải đưa ra những chiến lược thâm nhập thị trường một cách phù hợp. Chỉ như vậy thì chi nhánh mới có thể thực sự phát triển và thực sự lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh giao nhận nói chung và giao nhận đường biển nói riêng.
Có hai hình thức mở rộng thị trường, đó là mở rộng thị trường của chi nhánh theo chiều sâu và theo chiều rộng:
Mở rộng thị trường theo chiều rộng được hiểu là mở rộng theo phạm vi địa lý, theo chiều rộng về không gian. Cho đến nay, chi nhánh đã vươn tới nhiều thị trường quốc tế, hoạt động trên hầu hết các lục địa như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Tuy nhiên, vẫn còn một số thị trường rất giàu tiềm năng mà chi nhánh chưa khai thác hết tiềm năng của nó như khu vực Châu Phi, Châu Nam mỹ.
Mở rộng thị trường theo chiều sâu ngược lại không phải là mở rộng về khu vực địa lý mà là trên cùng một thị trường hiện có chi nhánh có thể thu hút nhiều khách hàng, củng cố, thiết lập quan hệ lâu dài với các khách hàng truyền thống bằng chất lượng dịch vụ, bằng việc mở rộng phạm vi dịch vụ của mình. Hình thức này chi nhánh có thể áp dụng cho các thị trường truyền thống mà từ trước tới giờ chi nhánh luôn có các đơn hàng thường xuyên như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
Mỗi thị trường, ngoài đặc điểm chung lại có những đặc điểm riêng biệt, do điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, trình độ phát triển ở nơi đó quyết định. Do đó để tiếp cận và mở rộng thị trường, chi nhánh cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường.
Khi nghiên cứu thị trường, cần làm rõ những thông tin sau: Với thị trường mới cần thâm nhập:
- Nghiên cứu phong tục tập quán, quy định pháp luật ở thị trường đó có gì khác so với Việt Nam và ở những thị trường mà chi nhánh đã và đang kinh doanh. Những quan điểm khác biệt đó có gì gây khó khăn, thuận lợi cho chi nhánh khi thâm nhập thị trường và tiến hành công việc giao nhận vận chuyển hàng hóa không.
- Nhu cầu về giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của thị trường đó ở mức độ nào, khả năng phát triển nhu cầu thị trường đó ra sao. Trong đó, khả năng phát triển trong tương lai là một yếu tố quan trọng nếu được phát triển sớm để thâm nhập, chi nhánh sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc cho mình và thu được lợi nhuận. Mặt khác chi nhánh cũng cần phải xem xét và dự báo trước những vấn đề, về nhu cầu của thị trường, nếu thấy có dấu hiệu suy thoái, chi nhánh cần sớm có biện pháp dịch chuyển thị trường.
- Các đối thủ cạnh tranh ở khu vực thị trường đó có trình độ thế nào, mức độ cạnh tranh ở thị trường đó ra sao? Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một hình thức duy nhất giúp nhận dạng các điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo cơ sở cho sự chuẩn bị phương thức đối phó thích hợp nhất, hữu hiệu nhất.
- Cần nắm bắt mức độ rủi ro trong kinh doanh trên thị trường đó. Vì chắc chắn trong kinh doanh luôn rình rập và dễ xảy ra, có thể là do sức mạnh của các đối thủ cạnh trạnh, sự mất ổn định về kinh tế thị trường đó hay cũng có thể là do chính sách của Chính phủ…tất cả những yếu tố đó đòi hỏi chi nhánh phải nghiên cứu kỹ lưỡng và đề ra được những quyết định cuối cùng của mình, chi nhánh phải tính tới chuyện có hạn chế hay sẵn sáng chấp nhận rủi ro nếu xảy ra hay không?
Với thị trường hiện có:
- Nhu cầu hiện tại và khả năng đáp ứng nhu cầu đó về dịch vụ của chi nhánh hiện nay là ở mức độ nào?
- Ngoài những dịch vụ chi nhánh cung cấp, chi nhánh có thể tiến hành thêm được những dịch vụ nào nhằm khai thác tối đa nhu cầu của thị trường và vận dụng tối đa khả năng của chi nhánh.
- Dự đoán nhu cầu trong tương lai và định hướng phát triển các dịch vụ của chi nhánh để đón đầu các nhu cầu đó như thế nào?
Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp chi nhánh định rõ vị trí của mình trên thị trường và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Nghiên cứu thị trường, nắm bắt rõ thông tin về thị trường sẽ giúp cho các cán bộ quản lý, các nhà hoạch định chính sách của chi nhánh vạch ra những chiến lược cụ thể trong việc giữ vững, mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Để làm được điều đó Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội cần phải:
- Chi nhánh cần liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài đã quen thuộc với thị trường mà chi nhánh chưa khai thác để chen chân vào thị trường đó.
- Chi nhánh cần cử các cán bộ đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm ở các công ty nước ngoài, tham gia các khóa học nghiệp vụ giao nhận, tận dụng các cơ hội để nắm bắt các thông tin cần thiết nhằm thâm nhập thị trường mới.
- Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa tới dịch vụ gom hàng và vận chuyển hàng lẻ. Thực hiện dịch vụ này, nhân viên giao nhận sẽ được hưởng cước gom hàng, mở rộng phạm vi dịch vụ tạo thêm công ăn việc làm cho nhân viên trong chi nhánh.
- Chi nhánh cần tiến tới mở thêm một số văn phòng đại diện ở nước ngoài, những nước mà chi nhánh đã có nhiều khách hàng thường xuyên.
- Chi nhánh cần tăng cường quảng cáo, giới thiệu về chi nhánh cũng như về các dịch vụ mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng cùng với những lợi ích vật chất mà chi nhánh có thể đem lại. các hình thức quảng cáo ngày nay đã phát triển tới một mức độ cao, chi nhánh có thể lựa chọn nhiều biện pháp thích hợp để quảng cáo giới thiệu về các dịch vụ của chi nhánh.
- Thường xuyên cung cấp những dịch vụ phụ trợ cho khách hàng, có những chính sách ưu đãi về giá cả đối với khách hàng thường xuyên của chi nhánh.
- Để công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành một cách khoa học,có quy củ và đạt hiệu quả cao thì chi nhánh phải có cán bộ chuyên môn, am hiểu về công tác nghiên cứu thị trường. Đồng thời, chi nhánh cần phải trang bị cho họ những phương tiện hiện đại trong quá trình thu thập xử lý thông tin.
3.2.2.Giải pháp về đa dạng hóa các loại hình dịch vụ giao nhận
Cũng như việc mở rộng thị trường, việc phát triển mở rộng các loại hình dịch vụ cũng rất quan trọng, giúp chi nhánh đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó nâng cao thị phần, hạn chế được tính thời vụ trong đặc thù hoạt động, đồng thời tạo dựng được quan hệ thường xuyên và lâu dài với khách hàng.
Đối với phương thức giao nhận hàng hóa XNK bằng đưởng biển, những dịch vụ mà chi nhánh đang cung cấp là vận chuyển giao nhận hàng rời, hàng nguyên