Cơ sở pháp lý và chính sách

Một phần của tài liệu Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con ong - Chi nhánh Hà Nội (Trang 25)

Cùng với sự phát triển của ngành GTVT thì hoạt động giao nhận vận tải cũng rất được quan tâm và tạo mọi điều kiện phát triển.

Như đã tìm hiểu ở trên ta có thể thấy nhận thấy một số chính sách được nhà nước quan tâm thực hiện để phát triển hoạt động giao nhận vận tải biển tại Việt Nam trong thời gian qua như: phát triển các loại hình hỗ trợ dịch vụ tận tải biển, dịch vụ; xây dựng mạng lưới dịch vụ hàng hải để nâng cao khả năng cạnh tranh trong bố cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải biển, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của ngành vận tải biển.

Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA - Fédération internationale des associa-tions de transitaires et assimilés), dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo luật Thương mại Việt Nam điều 163 định nghĩa giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa sẽ nhận hàng từ người gửi, tiến hành thực hiện các công việc như: tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người giao nhận khác.

Tóm lại, giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận chuyển nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) tới nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa trong xã hội, bao gồm hai loại: Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong nước, khi đó hoạt động của doanh nghiệp chỉ diễn ra trên lãnh thổ của đất nước; Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế là doanh nghiệp mà các hoạt động của doanh nghiệp có những phần diễn ra ngoài lãnh thổ đất nước.

Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa XNK bao gồm các quy phạm pháp luật quốc tế (các Công ước về vận đơn vận tải, Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa…); các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; các loại hợp đồng và thư tín dụng …

Các công ước quốc tế bao gồm:

- Công ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế.

- Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa

- Các công ước về vận tải như Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển được ký tại Brussels ngày 25/8/1924 còn được gọi là quy tắc Hague. Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần thứ nhất vào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư Visby 1968 và lần sửa đổi thứ hai vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR. Ngoài ra còn có Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại Hamburg ngày 31/3/1978, thường gọi tắt là Công ước Hamburg hay qui tắc Hamburg 1978.

- Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Incoterm 2000 giải thích các điều kiện thương mại của Phòng thương mại quốc tế.

- Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 của phòng thương mại quốc tế.

Bên cạnh luật pháp quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa XNK như Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990, Luật thương mại Việt Nam 1997, Quyết định 2106/QĐ- GTVT qui định thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam, Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Việt Nam (do VIFFAS ban hành trên cơ sở của FIATA), nghị định 25CP, 200CP, 330CP, quyết định của Bộ trưởng bộ GTVT: quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng Việt Nam, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Hải quan, Luật thuế.

Là một thành viên của WTO nên Việt Nam phải thực hiện những cam kết của mình trong ngành dịch vụ vận tải nói chung cũng như ngành dịch vụ vận tải biển nói riêng. Đây cũng là một trong những cơ sở pháp lý của hoạt động vận tải, giao nhận vận tải bằng đường biển. Lĩnh vực dịch vụ vận tải biển cam kết về vận tải

hàng hóa, vận tải hành khách quốc tế (trừ vận tải nội địa), xếp dỡ container, dịch vụ thông quan và dịch vụ kho bãi container. Nội dung cam kết của Việt Nam đối với các dịch vụ vận tải biển là khá cao so với cam kết của các nước đã gia nhập trước đây, kể cả đối với Trung Quốc. Theo đó, kể từ ngày 11/01/2009, các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập công ty liên doanh để khai thác đội tàu mang quốc tịch Việt Nam, và sở hữu đến 49% tổng vốn pháp định của liên doanh. Kể từ ngày 11/01/2012, các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ vận tải biển có liên quan tới hàng hóa do các công ty vận tải nước ngoài vận chuyển. Việc thực thi cam kết này cũng có tác động một phần không nhỏ tới hoạt động của công ty giao nhận vận tải trong nước nói chung và Công ty cổ phần giao nhận Con Ong - chi nhánh Hà Nội nói riêng bởi khi các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam thì thị phần của các doanh nghiệp trong nước ngày càng bị chia nhỏ, sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn.

Các loại hợp đồng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận bao gồm hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng bảo hiểm.

1.2.1.2.Nguyên tắc giao nhận

Các văn bản hiện hành đã quy định các nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển Việt Nam như:

- Việc giao nhận hàng hóa XNK tại cảng là do cảng tiến hành trên căn cứ hợp đồng đã được ký giữa chủ hàng, hoặc người được chủ hàng ủy nhiệm (công ty giao nhận) với cảng.

- Trong trường hợp hàng hóa không thông qua cảng (không lưu kho tại cảng) chủ hàng hoặc người được ủy nhiệm, có thể giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định từ 1991). Khi đó chủ hàng phải quyết toán trực tiếp với tàu, chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm bốc dỡ, thanh toán chi phí bốc dỡ và các chi phí phát sinh khác.

- Hoạt động bốc dỡ hàng trong phạm vi của cảng do cảng tổ chức thực hiện. Nếu chủ hàng muốn đưa phương tiện và công nhân vào cảng để bốc dỡ hàng, chủ hàng phải thỏa thuận với cảng và phải trả các lệ phí liên quan cho cảng.

- Nếu được ủy nhiệm nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào, thì cảng cũng sẽ giao hàng bằng phương thức ấy.

- Người nhận hàng phải xuất trình các chứng từ hợp lệ, xác nhận quyền được nhận hàng và phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng ghi trên chứng từ.

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng khi hàng đã được đưa ra khỏi cảng, kho, bãi cảng…

1.2.1.3.Nhiệm vụ của các bên tham gia việc giao nhận hàng hóa XNK

Nhiệm vụ của cảng

- Ký hợp đồng bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng với chủ hàng. Hợp đồng này gồm có hai loại là hợp đồng ủy thác giao nhận và hợp đồng thuê mướn.

- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu.

- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng.

- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy nhiệm của các chủ hàng nhập khẩu (nhận ủy thác).

- Tiến hành bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng trong khu vực cảng. - Chịu trách nhiệm về tổn thất do mình gây ra trong lúc giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ… - Chịu trách nhiệm về tổn thất, hư hại của hàng được lưu tại kho, bãi của cảng và phải bồi thường cho chủ hàng nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.

Nhiệm vụ của chủ hàng XNK

- Ký hợp đồng ủy thác giao nhận với cảng, nếu hàng phải thông qua cảng. - Tiến hành giao nhận hàng với tàu, nếu hàng không thông qua cảng, hoặc tiến hành giao nhận hàng với cảng.

- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa với cảng. - Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa.

- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa.  Nhiệm vụ của Hải quan

- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hóa XNK.

- Đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về XNK, về thuế XNK. - Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cửa khẩu.

Ngoài ra quá trình giao nhận hàng hóa XNK còn nhiều cơ quan tham gia với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau như: đại lý vận tải, chủ hàng nội địa…

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ và nhiệm vụ của các bên trong giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển

Tố tụng.

Nguồn: Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam

1.2.2.Tình hình giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nhiều biển nên Việt Nam có tiềm năng để phát triển mạnh lĩnh vực chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Bởi vậy, không có một lý do gì để một quốc gia biển như Việt Nam vắng mặt trong nhóm các cường quốc hàng hải.

Cùng với xu thế chung của thế giới Việt Nam với chính sách mở cửa làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đang từng bước tham gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới. Việc mở rộng quan hệ ngoại giao đã thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển đặc biệt là hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ, thông tin giữa Việt Nam và thế giới thể hiện ở sự có mặt của hàng hóa Việt Nam tại thị trường nhiều nước. Kể từ khi gia nhập WTO (2007) thì quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng mở rộng. Do vậy, hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển qua đó tạo điều kiện cho sự

Chính phủ & các nhà đương cục khác

Các cơ quan cảng Cơ quan hải quan Kiểm soát XNK – giám sát

ngoại hối, vận tải, cấp giấy y tế Cơ quan lãnh sự

Người gửi/ người

nhận Người giao nhận

Người chuyên chở và các đại lý khác

Chủ tàu

Người KD vận tải Người giữ kho Tổ chức đóng gói Đại lý

Ngân hàng Người bảo hiểm

hàng hóa

Người bảo hiểm trách nhiệm

phát triển của hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK. Đặc biệt với những ưu thế vượt trội của vận tải đường biển nên càng tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động giao nhận vận tải bằng đường biển.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, hoạt động XNK diễn ra ngày càng sôi động và kim ngạch XNK tăng dần qua các năm. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ kim ngạch XNK và cán cân thương mại của nước ta giai đoạn 2006 – 2010:

Biểu đồ 1.1: Kim ngạch XNK, cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

Theo biểu đồ ta nhận thấy kim ngạch XNK của Việt Nam trong những năm gần đây về cơ bản là tăng lên, nhưng mức tăng là không đều. Năm 2008, 1 năm sau khi chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam có những chính sách mở cửa thị trường thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 8,73 tỷ USD từ 39,83 tỷ USD năm 2006 lên 48,56 tỷ USD năm 2007, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên một cách rõ rệt, từ 44,89 tỷ USD lên 62,68 tỷ USD. Tốc độ XNK trong năm 2007 cũng tăng một cách nhanh chóng so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng kim ngạch XNK Việt Nam tiếp tục tăng lên 32,16 tỷ USD hơn so với năm 2008 từ 111,24 tỷ USD năm 2007 lên 143,4 tỷ USD năm 2008. Nhưng nếu như nhìn vào đường biểu diễn tốc độ tăng/giảm XNK, ta có thể nhìn thấy tốc độ tăng đã giảm xuống so với tốc độ tăng năm 2006-2007. Lý do của sự giảm sút này được lý giải bởi năm 2008 nền kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào khủng hoảng, hàng loạt các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản… bị ảnh hưởng, mà những nước đấy cũng chính là đối tác

thương mại lớn của Việt Nam, vì thế, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK năm 2008 đã giảm xuống. Cuối năm 2008 và năm 2009 là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng đã lan tới toàn bộ các nền kinh tế thế giới, các nước cắt giảm chi tiêu, hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa nhằm phục vụ cho việc khôi phục nền kinh tế trong nước, vì vậy hoạt động XNK hàng hóa trong thời gian này cũng gặp nhiều khó khăn. Kim ngạch XNK nước ta cũng vì thế mà giảm sút một cách đáng kể. So với năm 2008, tổng kim ngạch XNK năm 2009 giảm 22,61 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 5,51 tỷ USD chỉ còn 57,10 tỷ USD so với năm 2008 là 62,69 tỷ USD. Nền kinh tế thế giới thực sự đã trải qua thời kỳ đầy thử thách và khó khăn, nhưng với sự cố gắng nỗ lực điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng vượt qua khó khăn và từng bước phục hồi trở lại, hoạt động ngoại thương cũng đã bước qua thời kỳ ảm đạm nhất. Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch XNK năm 2010 cao nhất trong giai đoạn 2006-2010, tổng kim ngạch XNK tăng 29,9 tỷ USD so với năm 2009, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 15,07 tỷ USD từ 57,10 năm 2009 lên 72,19 tỷ USD năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch trong năm này cũng là cao nhất trong giai đoạn 2006-2010. Dựa vào tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, ta có thể nhận thấy rằng trong tương lai, kim ngạch XNK của Việt Nam sẽ còn tăng nhanh hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam sẽ từng bước khẳng định mình trên trường quốc tế.

Vận tải đường biển là một trong những con đường chủ yếu của hoạt động XNK. Hoạt động XNK phát triển kéo theo đó là sự phát triển của ngành vận tải đường biển. Việt Nam nằm ở trung tâm Biển Đông - một biển lớn có tầm quan trọng thứ hai trên thế giới (sau địa Trung Hải) và là một bộ phận quan trọng của Châu Á - Thái Bình Dương. Nằm trên các tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch, Việt Nam có quyền hi vọng rằng trong tương lai, khối lượng vận tải bằng đường biển của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con ong - Chi nhánh Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w