Giá trị giao nhận

Một phần của tài liệu Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con ong - Chi nhánh Hà Nội (Trang 59)

Một nhân viên trong phòng kinh doanh và phòng Logistics của chi nhánh đảm đương nhiều công việc, có khi là dịch vụ đường biển nhưng có khi là dịch vụ vận tải hàng không hay đường bộ. Chính vì vậy mà việc kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công chưa thực sự chuyên nghiệp hóa công việc, chưa khai thác được hết hiệu quả mà đáng ra tất yếu phải đạt được.

Giá trị giao nhận ở đây được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạt động giao nhận hàng hóa.

Tại chi nhánh Hà Nội, giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển luôn đạt ở mức cao và có xu hướng tăng lên. Để hiểu rõ hơn về điều đó,ta có bảng số liệu

Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con ong - chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: triệu VND Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu 27.176,5 33.597 29.892,2 35.871,1 Doanh thu DVGNĐB 19.489,1 22.556,4 15.637,4 24.982,5 Tỉ trọng (%) 71,7 67,1 52,3 69,6 Lợi nhuận từ DVGNDB 1.403,2 2.909,7 2.423,8 3.947,2 LN/DT từ DVDB 7,2% 12,9% 15,5% 15,8%

DVGN ĐB: Dịch vụ giao nhận đường biển

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội

Theo số liệu trên cho thấy mặc dù chi nhánh không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển song doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động này luôn chiếm một giá trị lớn trong tổng doanh thu của chi nhánh. Năm 2008 và 2010 thực sự là mốc son trong quá trình hoạt động và phát triển của chi nhánh, cả sản lượng và doanh thu từ hoạt động giao nhận bằng đường biển đều tăng rất cao. Năm 2008, doanh thu đạt 22,556 tỷ đồng, tăng 15,7% so với năm 2007. Năm 2009 giá trị giao nhận hàng XNK bằng đường biển của chi nhánh giảm một cách đáng kể, so với năm 2008, giá trị giao nhận đã giảm tới 6,9 tỷ đồng chỉ còn 15,637 tỷ đồng. Năm 2010 doanh thu từ hoạt động này có giá trị lớn nhất trong giai đoạn 2007-2010, đạt 24,982 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng 59,7% và tăng 10,7% so với năm 2008. Để đạt được kết quả đó, chi nhánh đã có những đổi mới trong phương thức quản lý và hoạt động kinh doanh để thoát khỏi tình trạng khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khiến sản lượng và giá trị giao nhận năm 2009 giảm sút. Chi nhánh đã ký được một lượng hợp đồng lớn giao nhận theo phương thức giao nhận “từ cửa đến cửa” (door to door). Hơn nữa do chi nhánh có quan hệ tốt với khách hàng nước ngoài cũng như trong nước nên mối quan hệ của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Đó là thành công lớn của sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể tập thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh.

Tỷ trọng doanh thu hoạt động giao nhận hàng XNK bằng đường biển so với tổng giá trị nhận cũng chiếm một tỉ trọng khá cao, luôn duy trì ở mức trên 50%. Tỷ

trọng doanh thu trung bình của dịch vụ này chiếm khoảng 62,5% tổng doanh thu của chi nhánh. Sở dĩ có điều đó bởi giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển là một trong những lĩnh vực truyền thống của chi nhánh

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng doanh thu DVGNĐB/tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2007-2010

Nguồn: Phòng kinh doanh-Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội

Trong hoạt động giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của chi nhánh, dù sản lượng giao nhận chiếm trên 70% nhưng giá trị giao nhận trung bình chỉ chiếm trên 60% doanh thu của chi nhánh. Nguyên nhân là do trong vận tải biển cước, phí giao nhận một đơn vị hàng hóa (thường là tấn - MT) rẻ hơn so với các phương thức vận tải khác. Đó cũng là đặc điểm của phương thức vận tải biển và lý giải tại sao vận tải biển phát triển một cách mạnh mẽ trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Mục tiêu của dịch vụ này ở Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội năm 2011 là đạt trên 25 tỷ VND doanh thu. Mục tiêu này là hoàn toàn có cơ sở nếu nhìn vào xu hướng phát triển của chi nhánh.

Biểu đồ 2.5: Doanh thu dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường biển của công ty – chi nhánh Hà Nội

Nguồn: phòng kinh doanh-Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội

Thêm vào đó chi nhánh đã bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường của mình và đã có quan hệ với rất nhiều hãng giao nhận vận tải trên thế giới như: Translink, Sino transport.co, Pioneer express, Gateway express… hầu hết các hãng này đều là những hãng lớn, có uy tín trong thị trường giao nhận. Do vậy ta có thể nói rằng sản lượng và giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển năm 2011 và các năm tiếp theo sẽ tiếp tục phát triển và duy trì ở mức cao.

2.3.3. Mặt hàng giao nhận

Để đa dạng và có nhiều cơ hội đưa dịch vụ giao nhận tới khách hàng, chi nhánh không lựa chọn riêng một mặt hàng chủ lực nào để giao nhận. Nhưng một số mặt hàng chủ yếu được giao nhận bằng đường biển có thể kể đến như: hàng dệt may, vải sợi, chè, gạo, thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, oto, xe máy, máy nông nghiệp... Chúng ta có thể phân loại các nhóm mặt hàng chính như:

Hàng dệt may và nông sản là một trong những mặt hàng thế mạnh của chi nhánh, việc giao nhận hàng may mặc chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng (chiếm khoảng 1/3) giao nhận của chi nhánh.Về sản phẩm dệt may, giá trị giao nhận mặt hàng dệt này năm 2010 là 7,791 tỷ đồng với tỷ trọng là 31,19%, trong khi đó giá trị giao nhận mặt hàng khác chỉ đạt 2,513 tỷ đồng với tỷ trọng 10,06%. Sở dĩ có điều này bởi dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sau khi

Việt Nam gia nhập WTO thì cơ hội dành cho mặt hàng may mặc xuất khẩu càng rộng mở. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng rất nhanh. Nó đem lại không chỉ nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước mà còn đóng góp vào doanh thu của các công ty giao nhận vận tải. Hơn thế nữa Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội lại có được một nguồn khách hàng truyền thống là các công ty may mặc lớn như May 10, Atege Bremen, Sơn Hà, Vĩnh Phú….

Bảng 2.6: Cơ cấu các mặt hàng XNK giao nhận bằng đường biển của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: Triệu VND Năm 2008 2009 2010 Mặt hàng Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Dệt may 7.470,547 33,12 5.218,067 33,37 7.791,886 31,19 Nông sản 5.835,964 25,87 4.095,33 26,19 6.342,93 25,39 Máy móc thiết bị 3.811,964 16,9 2.748,985 17,58 4.873,988 19,51 Linh kiện điện tử 3.629,26 16,09 2.092,231 13,38 3.460,007 13,85 Các mặt hàng

khác 1.808,991 8,02 1.482,388 9,48 2.513,189 10,06

Tổng 22.556 100 15.637 100 24.982 100

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển nên nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử, nguyên vật liệu, thiết bị y tế…là rất lớn. Những mặt hàng này đem về doanh thu cao do có tính chất phức tạp yêu cầu khi vận chuyển nghiêm ngặt hơn. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm nên chi nhánh hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu dù có khó khăn của khách hàng, qua đó sự tin tưởng của khách hàng dành cho chi nhánh ngày càng tăng lên. Năm 2010 mặt hàng máy móc thiết bị có giá trị giao nhận là 4,873 tỷ VNĐ chiếm 19,51% so với năm 2007 giá trị giao nhận là 3,811 tỷ VNĐ chiếm 16,9%, như vậy giá trị giao nhận mặt hàng này đã tăng 1,062 tỷ VNĐ và tỷ trọng trong tổng giá trị các mặt hàng giao nhận cũng tăng lên.

Các mặt hàng như gạo nông sản, chè luôn giữ vị trí ổn định. Giá trị giao nhận trung bình của các mặt hàng trong giai đoạn 2008 – 2010 luôn là 5,43 tỷ VNĐ và tỷ

trọng luôn xếp thứ hai chỉ sau mặt hàng dệt may trong tổng số các mặt hàng được giao nhận tại chi nhánh. Ngoài ra những mặt hàng khác tuy giá trị giao nhận không lớn nhưng tổng đóng góp cũng tăng lên cùng với việc mở rộng quan hệ bạn hàng của chi nhánh.

2.3.3. Giá cả và thời gian giao nhận

Ngoài yếu tố chất lượng dịch vụ, giá cả và thời gian giao nhận cũng là một nhân tố quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nếu giá cả quá cao sẽ không thu hút được khách hàng, doanh thu sẽ giảm sút. Ngược lại, giá cả thấp khiến cho chi nhánh không thể bù đắp được chi phí, thậm chí có thể bị lỗ. Cùng một quãng đường vận chuyển nhưng nếu thời gian giao nhận ngắn hơn thì giá cũng sẽ cao hơn. Hơn thế nữa hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Sự cạnh tranh là rất khốc liệt, nếu không đưa ra được những giá cả hợp lý chi nhánh sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy giá cả là bài toán khó đối tất cả các công ty chứ không chỉ riêng đối với chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá cả của dịch vụ giao nhận vận tải bao gồm chi phí cho tất cả các hoạt động phát sinh trong quá trình giao nhận hàng hóa như chi phí đi lại, chi phí kho bãi, cước vận chuyển, chi phí thuê dịch vụ vận tải, chi phí bốc dỡ hàng hóa, chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chi phí trong quá trình làm các thủ tục, giấy tờ và các chi phí khác…

Nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất tới khách hàng, chi nhánh luôn nghiên cứu các cách thức thực hiện công việc giao nhận sao cho tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất cho chi nhánh.

Cước vận chuyển có thể nói là yếu tố quyết định giá cả dịch vụ của công ty đó có cạnh tranh được với các công ty khác hay không. Giá cước vận chuyển được định nghĩa giống như giá cả hàng hóa, giả cả của sản phẩm vận tải đường biển (hay giá cước thuê tàu) là số tiền phải trả khi thuê một dịch vụ tàu. Giá cước thuê tàu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:

- Giá của nhiên liệu như xăng dầu. Xăng dầu là nhiên liệu cho tàu hoạt động. Trong thời gian vừa qua, giá xăng dầu tăng lên liên tục, điều này không chỉ làm ảnh hưởng sản xuất mà còn dẫn đến giá cước vận chuyển cũng theo đó tăng lên. Dù đã tìm mọi cách để hạn chế sự tăng giá, nhưng trong quý I năm 2011 vừa qua, chi nhánh đã phải quyết định tăng giá dịch vụ, cũng như giá cước lên 22,5% nhằm đảm bảo chi nhánh không bị thua lỗ. Việc tăng giá nhiên liệu với tốc độ nhanh như vậy

sẽ gây không ít khó khăn cho ngành vận tải nói chung và cho ngành vận tải đường biển nói riêng.

- Phụ thuộc vào tình hình cung - cầu thực tế, tuy nhiên, diễn biến giá cước thế giới có tác động dẫn dắt đến giá cước ở Việt nam do đây là hoạt động mang tính thương mại quốc tế.

- Loại hàng hóa chuyên chở bao gồm: mặt hàng, đặc điểm lý hóa của hàng hóa, giá trị của hàng hóa, loại bao bì, khối lượng của lô hàng…

- Điều kiện chuyên chở và xếp dỡ bao gồm: khoảng cách chuyên chở, khả năng chuyên chở hai chiều, số lượng cảng xếp dỡ, mức xếp dỡ ở cảng. Căn cứ vào thị trường giao nhận vận tải chủ yếu của Chi nhánh ta có thể tìm hiểu một số khoảng cách từ cảng Hải Phòng đến một số cảng nội địa và quốc tế qua bảng sau:

Bảng 2.7: Khoảng cách từ Cảng Hải Phòng đến một số cảng nội địa và quốc tế

Đơn vị: Hải lý

Cảng Khoảng cách Cảng Khoảng cách

Đà Nẵng 320 Klang 1.528

Sài Gòn 799 Penang 1.730

Zhang Ziang 200 Busan 1.749

Hong Kong 500 Vladivostock 2.114

Manila 885 Kobe 2.141

Kaoshiung 940 Tokyo 2.349

Bangkok 1.390 Sydney 5.560

Singapore 1.442 Roxtecdam 9.770

Nguồn: haiphongport.com.vn

- Phương thức thuê tàu: tàu chợ, tàu chuyến, hay thuê tàu định hạn.

Ta có bảng báo cước và thời gian vận chuyển hàng xuất, nhập bằng đường biển của chi nhánh ngày 31 tháng 3 năm 2011

Bảng 2.8: Cước phí và thời gian vận tải hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến một số cảng trên thế giới (ngày 31 tháng 3 năm 2011)

Cảng đi Cảng đến Cước (tính cho container 20 feet)

Ngày khởi hành

Thời gian dự tính (ngày)

Cát Lái Ningbo 140 USD Thứ 2,5 6-10

Cát lái Shanghai 120 USD Thứ 3 4-6

Hải Phòng Ningbo 120 USD Thứ 4 3-4

Hải Phòng Nanjing 150 USD Chủ nhật 5-6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hải Phòng Qingdao 500 USD Thứ 6 6

Hải Phòng Xingang 500 USD Thứ 6 4-6 Cát Lái Hong Kong 39 USD Thứ 2,7 2-3 Cát Lái Singgapore 60 USD Thứ 4 2-3 Cát Lái Por klang 250 USD Thứ 3 5-6 Cát Lái Jakarta 200 USD Chủ nhật 4-6 Cát Lái Nhava Sheva 2390 USD Thứ 3 6-12 Cát Lái New Zialand 1650 USD Thứ 5 8-15 Hải Phòng Busan 1430 USD Thứ 4 5-12 Hải Phòng Inchon 1445 USD Thứ 4, CN 5-6 Hải Phòng NHAVA 1560 USD Thứ 4, CN 18-22 Cát Lái Surabaya 1500 USD Thứ 7 10-15 Hải Phòng Phòng Thành 160 USD Thứ 3, 7 4-5

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong- chi nhánh Hà Nội

Bảng 2.9: Cước phí và thời gian vận tải hàng nhập khẩu từ một số cảng trên thế giới về cảng Việt Nam (ngày 31 tháng 3 năm 2011)

1container 20 feet)

Ningbo Cát Lái 270 USD Thứ 3 8 ngày Ningbo Hải Phòng 330 USD Thứ 2 10ngày Shanghai Hải Phòng 330 USD Thứ 6 5ngày Nanjing Hải Phòng 380 USD Thứ 4 5 ngày Shenzhen Hải Phòng 200 USD Thứ 7 3ngày Qingdao Hải Phòng 360 USD Chủ nhật 6 ngày Kobe Hải Phòng 610 USD Thứ 4 12 ngày

Nguồn: Phòng giao kinh doanh công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong

Giá cước trên có thể tùy chỉnh thay đổi theo từng trường hợp cụ thể, và chưa bao gồm VAT, các phụ phí phát sinh tại hai đầu cảng. Bảng số liệu trên chỉ là một trong số rất ít các cảng mà chi nhánh tiến hành giao nhận hàng hóa. Khi khách hàng có yêu cầu, chi nhánh sẽ có báo giá cụ thể tới khách hàng trong từng trường hợp cụ thể. So với các doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải thì giá cả dịch vụ chi nhánh cung cấp tới khách hàng là khá hợp lý, với một số quãng đường quen thuộc của chi nhánh giá vận chuyển có thể còn thấp hơn các công ty khác do chi nhánh được hưởng những ưu đãi chiết khấu của các hãng tàu, tuy nhiên với một số quãng đường mới do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chi phí phát sinh nhiều hơn đã đẩy giá thành tại thị trường đó lên cao hơn so với giá tương ứng của các công ty khác. Do đó sức cạnh tranh của chi nhánh có phần bị ảnh hưởng.

Thời gian giao nhận được ghi nhận trên bảng chỉ là giá trị tương đối bởi việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết, thời gian lưu cảng tại cảng nội địa và nước ngoài, và các phát sinh trên biển. Ví dụ, nếu vận chuyển hàng trên biển thời tiết thuận lợi, thuận gió, hàng có thế tới bến sớm hơn dự tính từ vài tiếng đến 1, 2 ngày. Nhưng nếu tàu gặp phải thời tiết không thuận lợi, mưa gió bão, tàu vào phải tránh gió, bão thì hàng cũng có thể tới cảng chậm từ vài ngày, thậm chí có thể là cả tuần.

Một phần của tài liệu Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con ong - Chi nhánh Hà Nội (Trang 59)