Nâng cao thể lực và trình độ nguồn nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 43)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

1.2.2.2. Nâng cao thể lực và trình độ nguồn nhân lực ngành du lịch

- Thể lực của nguồn nhân lực ngành du lịch: Xét các điều kiện phát triển NNL ta có thể khẳng định rằng, sức khỏe động cơ cho sự phát triển, đồng thời nó cũng là điều kiện quan trọng, cần thiết để phát triển. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người về vật chất và tinh thần. Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay thể hiện ở tầm vóc, cân nặng, sức bền của người Việt Nam nói chung. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của sự hoạt động thần kinh, là khả năng vận động trí tuệ, biến đổi tư duy thành hoạt động thực tiễn. Tổ chức Y tế thế giới đã nêu ra định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Sức khỏe của con người chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố: Tự nhiên, kinh tế, xã hội và được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Thực tế cho thấy sức khỏe người Việt Nam về mặt bằng chung đã có sự quan tâm chăm sóc của các cấp, các ngành nhằm phát triển về thể chất lẫn tinh thần; Việt Nam với lợi thế được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp với môi trường không khí trong lành, đây là yếu tố tốt đảm bảo sức khỏe người Việt Nam. Kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển góp phần đảm bảo điều kiện sống của người dân, nâng cao mức sống của người dân và là tiền đề quan trọng để đầu tư phát triển hơn về trí lực.

Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc. Vì vậy yêu

cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người là một đòi hỏi chính đáng cần phải được quan tâm đặc biệt.

- Trí lực của nguồn nhân lực ngành du lịch: Bên cạnh sức khỏe là trí lực, một yếu tố không thể thiếu của nguồn nhân lực. Sự phát triển kinh tế xã hội, con người càng có nhiều nhu cầu trong giải trí, đòi hỏi nguồn nhân lực trong ngành du lịch phải có những kiến thức, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và những kỹ năng cần thiết khác để làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo xử lý tốt mọi tình huống trong khi thi hành công vụ.

Nhân tố trí lực của nguồn nhân lực ngành du lịch thường được xem xét trên hai giác độ: Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ du lịch và kỹ năng thực hành trong ngành du lịch.

+ Trình độ văn hóa: Là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc từ đơn giản đến phức tạp để duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục đào tạo, quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân, trong lý thuyết và trong thực tiễn, sự vận động của mỗi con người trong xã hội hiện tại và trong tương lai.

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động trong ngành du lịch.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w