Những thành tựu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 82)

- Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc Với diện tích 6.100 km2 , có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

2.3.1.1. Những thành tựu

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng và đầu tư phát triển. Nhìn chung chất lượng NNL ngành

du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây bước đầu đã có những thay đổi rõ nét. Có thể khái quát các thành tựu chủ yếu trên các mặt sau đây:

* Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.

Thứ nhất, Trong những năm qua NNL ngành du lịch đã không ngừng được củng cố cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với yêu cầu trong từng lĩnh vực cụ thể, trong từng giai đoạn phát triển nhất định.

Thể lực của NNL ngành du lịch cũng tăng lên đáng kể do điều kiện kinh tế xã hội những năm gần đây của tỉnh Ninh Bình được nâng cao, chất lượng chăm sóc sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng được nâng lên rõ rệt.

Phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống của người Ninh Bình, NNL ngành du lịch Ninh Bình nhìn chung có ý thức nghề nghiệp tốt, tận tâm với nghề, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, trung thực và khiêm tốn.

Thứ hai, Trình độ học vấn của NNL ngày càng được nâng cao, số người từ 15 tuổi trở lên đã đã được phổ cập giáo dục tăng, số lao động trong ngành du lịch chưa qua đào tạo giảm dần qua các năm; trong khi lao động quản lý về du lịch cũng được nâng cao về số lượng và chất lượng, số có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ cũng có tăng cao. Đây là tín hiệu đáng mừng khi chúng ta đang từng bước phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, Số cơ sở đào tạo về ngành du lịch trong nước ngày một tăng lên và đa dạng chuyên ngành, đổi mới phương pháp đào tạo và tiếp cận chuyên môn, đặc biệt Trường Đại học Hoa Lư đã mở đào tạo chuyên ngành Du lịch, do vậy đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.

Thứ tư, Chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đảm bảo quyền lợi cho người lao động được nâng dần qua các năm, bước đầu đã tạo

được đòn bẩy và động lực kích thích trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, hiệu quả quản lý.

Thứ năm, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình được xác định lâu dài là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, do vậy luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt ưu tiên và quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt là NNL phục vụ cho phát triển ngành du lịch trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

* Về công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành du lịch tỉnh Ninh Bình

Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về phát triển du lịch, từ năm 2004 Sở Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương nơi có khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, chèo đò, bán hàng lưu niệm,…) cho 4.050 người.

Bảng 2.2. Tổng hợp lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức du lịch giai đoạn 2004 – 2009.

Đơn vị: người

Nội dung đào tạo 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng LĐ được đào tạo từ 2004-2009 Nghiệp vụ tổng hợp 0 115 116 0 0 52 327 Nghiệp vụ hướng dẫn viên 0 0 0 0 60 35 198 Ngoại ngữ Anh - Pháp 0 0 0 60 66 70 196 Kiến thức du lịch cộng đồng 450 300 1000 1000 1000 1200 5250

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình

Với quan điểm “mưa dầm thấm lâu”, các bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng được ngành du lịch tổ chức liên tục hàng năm, luân phiên giữa các

khu, điểm du lịch đã từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong quá trình phục vụ khách du lịch và xây dựng hình ảnh điểm đến của địa phương mình. Tuy nhiên, lực lượng lao động gián tiếp này chủ yếu là những người có độ tuổi từ 40 trở lên, trình độ học vấn thấp, nên khả năng tiếp thu kiến thức và thay đổi tư duy còn chậm, do đó chất lượng của lực lượng lao động này vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn và tiếp tục phải được đào tạo bồi dưỡng trong những năm tới.

Từ năm 2004 đến nay, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường đại học Kinh tế quốc dân và trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ chức được 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 564 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm 58% tổng số lao động trực tiếp trong ngành. Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp (Lễ tân, buồng, bàn, bar và bếp) cho 275 lao động, nghiệp vụ hướng dẫn viên thuyết minh cho 163 lao động, đào tạo ngoại ngữ du lịch tiếng Anh và tiếng Pháp trình độ A và B cho 126 lao động. Công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch đã được tổ chức và thực hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế qua đó đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cường khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Ninh Bình trong thời gian qua. Riêng năm 2009, Sở văn hoá - thể thao - du lịch Ninh Bình đã phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 1000 người. Trong đó Sở đã mở 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào tạo tiếng Anh, tiếng Pháp giao tiếp du lịch cho trên 100 học viên tại khu du lịch Tam Cốc- Bích Động và khu du lịch sinh thái Vân Long; 10 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho hơn 900 cán bộ và nhân

dân làm du lịch tại xã Gia Sinh (Gia Viễn) và thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư). Ngoài ra Sở còn tổ chức nhiều buổi tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn, đoàn khách du lịch, công ty lữ hành trong nước và quốc tế.

* Về tác phong, lề lối làm việc, đạo đức nghề nghiệp của nhân lực ngành Du lịch Ninh Bình

Trong những năm qua, mặc dù tác phong làm việc và đạo đức nghề nghiệp của NNL trong ngành du lịch Ninh Bình vẫn còn là vấn đề nan giải cần giải quyết. Nhưng do có sự tham gia quyết liệt của các cấp, ngành, các doanh nghiệp trong việc đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh hành vi và tác phong của người lao động, tuyên truyền nêu cao ý thức và trách nhiệm trong việc phát triển ngành nên ý thức của người lao động trong ngành đang ngày càng có sự cải thiện đáng kể, đạo đức nghề nghiệp từng bước được nâng lên.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w