- Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc Với diện tích 6.100 km2 , có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch.
nguồn nhân lực ngành du lịch.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở một số tỉnh, cho ta thấy nguồn nhân lực đóng góp một vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Trong ngành du lịch, công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực phải thực sự khoa học mới cho kết quả như mong muốn, nhất là vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành phải mang tính chuyên nghiệp, người lao động phải có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình trách nhiệm trước mọi công việc được giao.
Một là, xây dựng chương trình mục tiêu nâng cao chất lượng NNL, cần xác định rõ mục tiêu, các hoạt động liên quan đến việc phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động, quan tâm đặc biệt tới sức khoẻ, khả năng rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ý thức trách nhiệm của người lao động, sự phối hợp trong công việc, ý thức thái độ và tác phong kỷ cương nền nếp của người lao động.
Về tổ chức thực hiện, cần thiết thành lập hội đồng về phát triển nguồn nhân lực bao gồm của đại diện các cơ sở đào tạo, ngành có liên quan và đại diện người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội... việc tổ chức thực hiện cần xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong việc triển khai thực hiện chương trình ; Nhà nước cần có chủ trương hoạch định chính sách, có phương án tổ chức, hỗ trợ tài chính ban đầu cho các hoạt động trong
một thời gian nhất định, đồng thời làm đầu mối trung tâm để tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài liên kết, liên doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, để thực hiện lộ trình đã đặt ra đảm bảo khoa học và có hiệu quả cao nhất.
Hai là, phải tập trung hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo cho học sinh ở các bậc học từ mầm non, tiểu học đến phổ thông trung học, và đào tạo nghề, đào tạo đại học; xây dựng chương trình hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và bắt buộc thực hiện ở các trường học trên địa bàn tỉnh; hoàn thiện hệ thống giáo trình ở các trường đào tạo theo hướng các trường tự nghiên cứu thị trường, xây dựng giáo trình và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia theo qui định; chương trình đào tạo nghề cần tăng cường thực hành (chiếm khoảng 60%) và đào tạo lý thuyết (40%); thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, xã hội, cho người lao động để đáp ứng nhu cầu của công việc và những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội; cần có các giải pháp để gắn chặt giữa việc đào tạo với sử dụng lao động.
Ba là, xây dựng mối quan hệ giữa trường đạo tạo và doanh nghiệp, thông qua chính sách cơ chế hoạt động và khuyến khích các doanh nghiệp gắn với các trường đào tạo, và ngược lại các trường đào tạo gắn với doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của của doanh nghiệp và của ngành.
Bốn là, Chính sách đãi ngộ nhân tài là yếu tố quan trọng để đảm bảo và duy trì NNL chất lượng cao.
Trước xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra, muốn giữ được NNL - một trong các yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế, Nhà nước cũng như ngành du lịch cần phải tích cực nghiên cứu để đưa ra các quy định quản lý chặt chẽ đồng thời đề ra các chính sách đãi ngộ phù hợp, đảm bảo thu nhập cho người lao động đảm bảo những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của họ
và gia đình , từ đó tạo cho người lao động hăng say làm việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cho ngành du lịch, khơi dậy lòng yêu nghề, gắn bó lâu dài với nghề và với đơn vị sử dụng.
Năm là, xây dựng có cấu tổ chức bộ máy khoa học, hợp lý, gọn nhẹ có hiệu quả theo từng thời điểm trước mắt cũng như lâu dài, phát triển phải có lộ trình với những chiến lược cụ thể, tuyệt đối không làm theo kiểu đơn giản.
Ngành du lịch cần phải nghiên cứu học tập, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm quý báu của các nước trong khu vực đã có thành công cao trong hoạt động kinh doanh du lịch. Trong giai đoạn hiện nay và tương lai ngành du lịch luôn được Nhà nước xác định là ‘‘ngành công nghiệp không khói’’ là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, với cơ chế thị trường ngành đặc biệt này đang chịu sức ép lớn về cạnh tranh trong nước và quốc tế, nếu không có chính sách thu hút, đãi ngộ để đảm bảo và duy trì NNL chất lượng cao thì khó có khả năng giữ được thị phần của ngành du lịch, cơ hội phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 2