Tính tất yếu khách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 49)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

1.2.4. Tính tất yếu khách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

ngành du lịch

Thứ nhất, nâng cao CLNNL ngành du lịch nhằm đáp ứng vai trò ngày càng tăng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã hội.

Về mặt lý thuyết và cả trong thực tiễn đã cho thấy NNL và sự phát triển của một ngành là mối quan hệ mang tính biện chứng, có liên hệ chặt chẽ với nhau. Một khi NNL được sử dụng hiệu quả nó sẽ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển và nâng cao sức mạnh của ngành. Ngược lại, nếu NNL không được đề cao và coi trọng thì hoạt động của tổ chức đó khó có thể có sự phát triển, thậm chí gây ra sự lãng phí và thất bại trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược đã đề ra.

Nhân lực không chỉ đơn thuần là một trong những yếu tố lao động sản xuất, mà còn là nguồn lực có khả năng quyết định việc tổ chức, quản lý sử dụng các nguồn lực khác, là chủ thể tích cực của tất cả các hoạt động quản lý, sản xuất, hay hoạt động xã hội. Trong khi các NL tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, nếu không được con người khai thác sẽ trở thành vô dụng thì lao động là nguồn lực duy nhất có khả năng phát hiện, khơi dậy và cải biến các nguồn lực tự nhiên và xã hội khác. Thực tế hiện nay cũng cho thấy có nhiều quốc gia vốn rất nghèo tài nguyên, nhưng lại đạt được trình độ phát triển cao (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore), trong khi nhiều nước khác tài nguyên dồi dào nhưng đã không thành công, hoặc chậm phát triển về kinh tế - xã hội (một số nước Nam Á và châu Phi). Qua phân tích và xem xét về kinh nghiệm phát triển của các nước này, có thể thấy rõ rằng các quốc gia thành công và phát triển kinh tế - xã hội đều có đội ngũ lao động có hàm lượng tri thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được tổ chức và sắp xếp bố trí nhân lực một cách khoa học hợp lý, được quan tâm đúng mức và tạo điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của người lao động. Điều đó đã chứng tỏ rằng NNL chất lượng cao là một trong những nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định lộ trình phát triển của một quốc gia. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển rất mạnh đã tác động sâu sắc đến sự vận động và phát triển của kinh tế - xã hội cả về tốc độ, quy mô, tính chất và hình thức thể hiện, trong đó yếu tố con người là yếu tố cơ bản quyết định.

Thứ hai, nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch để thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển của ngành.

Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân.

Để đáp ứng được yêu cầu của phát triển nhanh của ngành du lịch chúng ta cần có những con người cụ thể hội tụ được sức khoẻ, tài năng sáng tạo, tâm huyết trách nhiệm với nghề, làm việc có kỷ cương, với kỹ năng cao, chất lượng và hiệu quả công việc luôn được đặt lên hàng đầu.

Tuy nhiên, qua các phân tích ở trên chúng ta thấy rằng, đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành du lịnh còn rất nhiều hạn chế như trình độ học vấn thấp, đa phần xuất thân từ nông thôn… do đó về cơ bản người lao động thiếu những kỹ năng làm việc cần thiết, thiếu tác phong kỷ luật lao động … Vì vậy cần phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể nói rằng, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất có tính quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch. Đó là đội ngũ lao động đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, sự chuyên nghiệp cao, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề óc sáng tạo. Muốn vậy phải tăng cường sự quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch, từng bước chuẩn hóa đội ngũ lao động trong ngành du lịch, trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề theo yêu cầu thực tế ở trong nước, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, trước hết là bộ tiêu chuẩn nghề của hiệp hội du lịch ASEAN để tạo điều kiện hội nhập quốc tế của đội ngũ lao động du lịch. Do vậy phải phát triển đồng bộ mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với cơ sở vật chất nhằm đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo sự cân đối giữa các cấp, các ngành nghề đào tạo và có sự phân bố hợp lý giữa các vùng miền; tăng cường huy động và sử dụng

hiệu quả các nguồn lực trong nước và ngoài nước nhất là dự án phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam do Ủy ban châu Âu tài trợ.

1.3. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒNNHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w