- Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc Với diện tích 6.100 km2 , có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều
TỈNH NINH BÌNH
3.1.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 định hướng
năm 2015 định hướng 2020
Cùng với cả nước, Ninh Bình đang phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, muốn phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000. Trong 5 năm 2006-2010, mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5-8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm” “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại... phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của một số ngành như: Giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, các lĩnh vực tư vấn kinh tế, luật...".
Với điều kiện địa lý và tự nhiên rất thuận lợi, những đức tính cao đẹp bản chất quý báu của nhân dân trong tỉnh, sự quyết định đúng hướng hợp lòng dân trong thời gian qua của lãnh đạo tỉnh Ninh Bình. Tỉnh Uỷ - HĐND – UBND tỉnh đã đề ra nhiều chiến lược quan trọng cho phát triển kinh tế - Xã
hội của tỉnh nhà với những chủ trương đúng, từ năm 2010 và 2020. Báo cáo tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đã xác định rõ những mục tiêu phát triển chủ yếu là:
- Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà, trong đó tập chung phát huy tối đa mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương phấn đấu thực hiện vượt mức các chỉ tiêu kinh tế -xã hội chủ yếu đã được xác định trong Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 54 của Chính phủ đối với vùng đồng bằng sông Hồng. Cụ thể là phấn đấu đưa Ninh Bình trở thành tỉnh nằm trong tốp dẫn đầu của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Nâng cao khả năng thích ứng của cán bộ, công chức và người dân trong mọi hoạt động của xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ, giảm gần khoảng cách giàu, nghèo, quan tâm chăm lo tới sức khoẻ của cộng đồng, tập chung đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng đô thị và xây dựng nông thôn theo tiêu chí mới, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh, thu hút tài năng về công tác làm việc tại tỉnh theo phương châm, chiêu hiền đãi sỹ có chế độ đãi ngộ phù hợp, phấn đấu Ninh Bình có nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực từng bước đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Mạnh dạn, chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế, tăng cường kêu gọi thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế cũng như nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo một cách thực chất, tạo nhiều việc làm cho người lao động để nhân dân có thu nhập cao, ổn định cuộc sống, từng bước cải thiện nhanh đời sống văn hoá xã hội
tinh thần cho nhân dân trong tỉnh, tạo sự cuốn hút được nhân dân trong mọi hoạt động của xã hội, của tỉnh nhà một cách thuận lợi, đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh để chính quyền và ngườidân cùng chung một chí hướng xây dựng quê hương đất nước. Giải quyết tốt những vấn đề xã hội, trong đó ưu tiên thu hút chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và làm dịch vụ, giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm ở đô thị và nông thôn, nhất là những khu hết đất nông nghiệp.
- Phát triển sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hàng hóa dịch vụ chủ lực có truyền thống, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh bền vững hiệu quả nhằm xuất khẩu được nhiều hàng hóa, mở cửa hội nhập kinh tế trong nước và ngoài nước. Song song với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thường xuyên củng cố quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo đảm các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng hoạt động dân chủ đúng theo các quy định của pháp luật. Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân làm cơ sở nền tảng tốt cho phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
- Từng bước giảm chênh lệch thu nhập bình quân GDP/người giữa Ninh Bình với cả nước; đến năm 2020 phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt mức 2.560 USD, cao hơn 28% so với mức GDP/người của cả nước.
Với chiến lược phát triển như trên, Ninh Bình đang phải đối mặt với một số vấn đề lớn như:
- Với mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững thì Ninh Bình phải phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sạch, công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, nghề chế tác đá mỹ nghệ; nghề thuê ren truyền thống, nghề đan chiếu cói ở huyện Kim Sơn và một số nghề truyền thống trong phạm vi toàn
tỉnh. Tập trung huy động các nguồn lực có thể mạnh cho ngành này; Phát triển đúng hướng nhằm tạo tiền đề cho phát triển du lịch dịch vụ.
- Để phát triển du lịch thì Ninh Bình phải đặt nó trong mối liên hệ với các vùng xung quanh; và hướng ra thế giới; Phải tiến ra biển Kim Sơn và phát triển kinh tế trên vùng núi, vùng bán sơn địa bằng cách khai thác kinh tế tổng hợp đặt nó trong mối quan hệ với các vùng khác.
- Phải giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân bằng cách phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá, nâng cao chất lượng nông sản dịch vụ nông nghiệp; Thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; Phát triển các ngành nghề, đặc biệt là các nghề truyền thống có giá trị, có thị trường, gắn với việc phát triển làng nghề nhằm tạo điều kiện khai thác tiềm năng du lịch làng nghề.
- Phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có, đồng thời tuyển dụng người có trình độ cao được đào tạo cơ bản ở các trường có uy tín trong và ngoài nước về công tác tại tỉnh, tổ chức kiện toàn bộ máy cán bộ quản lý và người lao động ở lĩnh vực du lịch, tiến hành đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm du lịch có thể theo kịp được nhiệm vụ trong điều kiện cơ chế thị trường, hợp tác với bên ngoài; tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiện đại, đơn giản giảm phiền hà đến mức tối đa cho người dân và doanh nghiệp, muốn vậy cần phải cải cách ngay lại đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước trong ngành du lịch v.v..
Theo Quy hoạch đến năm 2020, với tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm cho giai đoạn 2006-2010; 13%/năm cho giai đoạn 2011-2015 và 10,5% cho giai đoạn 2016-2020 thì cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định là:
+ Dịch vụ: 46% + Công nghiệp - xây dựng: 44% + Nông nghiệp: 10%
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, nhu cầu về vốn đầu tư huy động từ mọi nguồn lực cho phát triển phải đạt khoảng 22,9 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2006-2010, 36 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2011-2015 và 47,5 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020. Do vậy, Ninh Bình cần phải thực hiện xã hội hóa triệt để mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó lấy việc xã hội hóa các hoạt động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ làm trung tâm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch.
Ninh Bình cần bám sát các mục tiêu tổng quát của Việt Nam, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ, tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện; Phát triển thị trường sức lao động, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cung và cầu, có chính sách ưu đãi hợp lý để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Ninh Bình, thu hút được nhiều lao động, nhất là khu vực nông thôn.
- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở 3 chế độ sở hữu: Toàn dân, tập thể và tư nhân; Thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu, thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Phát triển kinh tế vùng và chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ; Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng theo đúng quy định của pháp luật.
- Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; Kết hợp hài hòa việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch.