Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 38)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

1.2.1.2. Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch được hình thành một cách tất yếu và mang tính chất riêng biệt do tính chất và nội dung của quản lý, kinh doanh du lịch quyết định. Do đặc điểm của sản phẩm du lịch nên chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch mang đặc điểm văn hoá phong tục tập quán, văn hoá của khách du lịch, văn hoá trong kỹ năng giao tiếp.

Nguồn nhân lực ngành du lịch gồm:

- Lao động quản lý Nhà nước về du lịch

Đội ngũ này làm nhiệm vụ tham mưu, quản lý, thể chế, ban hành các chế độ chính sách nhằm phát triển du lịch. Lao động quản lý Nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh là đội ngũ cán bộ của Sở Văn hoá thể thao và Du lịch và các Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch và dự án của tỉnh về du lịch.

UBND cấp huyện đều có phòng Văn hoá thông tin, trong đó có cán bộ quản lý theo dõi về du lịch. Do mới hình thành mô hình quản lý du lịch ở cấp huyện nên chất lượng cán bộ quản lý ngành còn hạn chế, chưa phát huy tốt vai trò quản lý Nhà nước đối với các điểm du lịch, mức độ tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương về du lịch còn yếu.

- Lao động quản lý doanh nghiệp du lịch

Là đội ngũ lao động làm nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch. Hiện nay các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hầu hết đều có Giám đốc điều hành doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã cơ cấu lao động quản lý cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp nhà nước, lực lượng lao động quản lý đã qua các trường đào tạo quản lý kinh tế, nhưng chưa qua các lớp đào tạo du lịch, số lượng này chiếm tỷ lệ 80%. Đối với doanh nghiệp Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH đại đa số không có nghiệp vụ du lịch, đây là trở ngại lớn trong hoạt động quản lý và kinh doanh các dịch vụ du lịch.

Các đơn vị quản lý, khai thác danh lam, thắng cảnh như Ban quản lý các khu du lịch; ban quản lý di tích lịch sử; Ban quản lý các điểm du lịch cũng đã được trú trọng đào tạo nghiệp vụ du lịch, tuy nhiên một số điểm du lịch do địa phương quản lý, nên lao động tại đây chưa qua các hệ đào tạo mà chỉ qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

- Lao động trực tiếp:

Là lao động trực tiếp sau khi đã có các sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là: Lễ tân, bàn, bar, buồng, bếp, hướng dẫn viên,... Những đối tượng này phải nắm rõ đặc điểm phong tục tập quán của khách du lịch, am hiểu văn hoá truyền thống và giá trị lịch sử của các điểm du lịch để từ đó giới thiệu cho khách du lịch. Mặt khác cũng phải hiểu rõ được đặc điểm, tâm sinh lý của khách du lịch, từ đó đưa ra các dịch vụ phù hợp với họ.

Trong thời gian qua số lao động trực tiếp cũng đã gia tăng theo nhu cầu của ngành, tuy nhiên số lượng lao động được đào tạo chuyên môn ở trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để phục vụ cho các cơ sở kinh doanh du lịch, kể cả về số lượng và chất lượng, một số con em địa phương học xong không về phục vụ tại địa phương, số còn lại yếu kém về

trình độ và năng lực, như học xong nhân viên lễ tân giao tiếp ngoại ngữ rất yếu; hầu hết các cơ sở lưu trú nhân viên lễ tân kiêm nhiệm nhà phòng, bar, bán hàng lưu niệm.... số kỹ thuật bếp tay nghề còn non chưa đáp ứng phục vụ nhu cầu đòi hỏi của khách, kỹ thuật bếp có tay nghề cao còn khan hiếm, kỹ thuật nấu ăn hiện đang làm chủ yếu là kinh nghiệm để lại của người đi trước. Lực lượng hướng dẫn viên làm du lịch còn ít, chất lượng chưa cao, một số hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn nhưng lai chuyển làm ngành khác.

- Lao động gián tiếp:

Là những hoạt động gián tiếp của nhân dân thông qua sản xuất, chế tác, quảng bá và cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch, thông qua các khu du lịch, các hình thức du lịch đã tạo ra sức cầu ngày càng lớn về sức lao động đối với các dịch vụ du lịch, là cơ sở để gia tăng nhanh chóng về số lượng người lao động gián tiếp làm du lịch trong thời gian qua. Số lượng lao động gián tiếp (bán chuyên nghiệp) làm du lịch chiếm 86,4% tổng số lao động làm du lịch. Số lao động này chủ yếu chưa qua các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ du lịch số đông còn chưa qua các lớp đào tạo ngắn hạn, do vậy nhận thức, hiểu biết về cách làm du lịch và giao tiếp ứng xử trong quá trình phục vụ du khách còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng sự phát triển của du lịch.

Mỗi một loại hình lao động đều có những công viêc khác nhau, từ đó cần phải có chủ trương chính sách thực hiện nâng cao NNL với nhóm lao động đó. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là về tư tưởng nhận thức, trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc... Nguyên nhân chủ yếu là do ngành du lịch những năm qua phát triển quá nhanh, việc đầu tư cho phát triển NNL chưa theo kịp, hậu quả chất lượng dịch vụ kém, việc phát triển du lịch chủ yếu dựa vào cộng đồng tự phát, phần lớn người lao động gián tiếp làm du lịch có xuất xứ từ làm nông nghiệp nên gặp nhiều bỡ ngỡ, tâm lý tiểu nông là tâm lý

phổ biến trong đội ngũ người lao động ngành du lịch đã và đang là khó khăn cho việc nâng cao chất lượng NNL người lao đông trong ngành du lịch.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w