- Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc Với diện tích 6.100 km2 , có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều
c- Mục tiêu chia sẻ lợi ích cộng đồng từ hoạt động du lịch:
3.2.2. Phát triển giáo dục, đào tạo qua đó nâng cao trình độ của người lao động trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
người lao động trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Cũng như đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển của ngành du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân người trực tiếp phục vụ du khách.
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, trong những năm qua do yêu cầu cấp thiết của quá trình phát triển cũng như do những tồn tại của lề lối làm ăn thời bao cấp, chúng ta đã phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng
với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu bức xúc trên, Ninh Bình cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những nội dung chính của một Chương trình đào tạo như trên bao gồm: - Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của địa phương Ninh Bình.
- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tập huấn thường xuyên cho những người làm du lịch) lao động trong ngành du lịch ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình trên sẽ được tổ chức định kỳ phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở địa phương. Tỉnh Ninh Bình mời các giảng viên có kinh nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trường chuyên ngành du lịch. Trong trường hợp đặc biệt có thể mời chuyên gia ở một số nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia.
- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các điạ phương trong nước và ở các nước có ngành du lịch phát triển.
- Thông qua Chương trình hành động quốc gia về du lịch giúp Ninh Bình xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch. Việc thực hiện chương trình này cần được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, sự ủng hộ và hợp tác của các ban, ngành có liên quan ở Trung ương và địa phương.
- Kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Hệ thống đào tạo hiện nay không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành du lịch. Do vậy, Nhà nước cần xem xét tổ chức và tổ chức lại hệ thống đào tạo dạy nghề ở các cấp bậc cho phù hợp như: Khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo ngoài công lập (chủ yếu là tư thục, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, huấn luyện tại doanh nghiệp). Đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đổi mới giáo trình đào tạo, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia về tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho ngành du lịch. Gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực tế để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.
- Gắn cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực du lịch với các điểm du lịch tại tỉnh Ninh Bình, có sự quan tâm nhiều hơn và có sự tham vấn đầy đủ thường xuyên hơn của các cơ sở tuyển dụng; đảm bảo đào tạo gắn với nhu cầu nhằm tránh việc đào tạo ra không đáp ứng được yêu cầu công việc gây lãng phí nguồn nhân lực.
- Mở rộng giao lưu hợp tác giáo dục trong tỉnh về lĩnh vực du lịch với các tỉnh phát triển du lịch và có sự hợp tác quốc tế.