- Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc Với diện tích 6.100 km2 , có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều
TỈNH NINH BÌNH
3.1.1.2. Xu hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Nhằm cụ thể hóa những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch Ninh Bình cũng cần xây dựng lộ trình cụ thể hướng tới việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chung là: Phát triển du lịch Ninh Bình thành ngành kinh tế
mũi nhọn vào năm 2020. Xây dựng du lịch Ninh Bình trở thành 1 trong 3 khu vực phát triển du lịch nhất miền Bắc (cùng với Hà Nội và Quảng Ninh).
Những định hướng chính cho mục tiêu phát triển là:
- Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát triển du lịch phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững từ góc độ về kinh tế, tài nguyên - môi trường và văn hóa - xã hội.
Để thực hiện được mục tiêu này, cần thiết phải quan tâm đến những vấn đề sau:
+ Phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển hài hòa với các ngành kinh tế khác.
+ Phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng, phù hợp với nhu cầu của những thị trường mục tiêu. Ưu tiên phát triển đối với các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tín ngưỡng, góp phần bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa.
+ Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị và của mỗi người dân. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động phát triển du lịch, gắn lợi ích của cộng đồng.
+ Kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên. Thực sự coi trọng đảm bảo môi trường trong phát triển du lịch bền vững là yếu tố sống còn của du lịch Ninh Bình.
- Phát huy có hiệu quả những cơ hội chính mở ra cho phát triển du lịch Ninh Bình gồm:
+ Phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ và khu vực đồng bằng sông Hồng dọc theo tuyến quốc lộ 1A. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, quốc lộ 1A đang được đầu tư nâng cấp, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang được khẩn trương đầu tư, rất thuận lợi về giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế du lịch.
+ Hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mang tính quốc gia hướng về cội nguồn “Chương trình du lịch về thăm các kinh đô cổ”, trong đó Ninh Bình với Di tích Cố đô Hoa Lư và Khu du lịch sinh thái Tràng An là một huyền thoại đã đi vào lịch sử hào hùng với những chiến công hiển hách của cha ông ta, một mắt xích quan trọng cho lộ trình tương lai. Với việc tham gia vào phát triển sản phẩm này, du lịch Ninh Bình sẽ có cơ hội liên kết, liên doanh với du lịch của các địa phương như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình … và cơ hội vươn ra các nước trong khu vực.
- Phát triển du lịch phải gắn với xóa đói giảm nghèo:
Mặc dù đã đạt được tiến bộ đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo nhưng tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn ở mức 9,6%, mức thu nhập của dân cư còn thấp, đặc biệt là ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô. Đây là vấn đề xã hội nan giải đang đặt ra ở Ninh Bình, nhất là trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, đồng thời mức theo chuẩn nghèo của Liên hiệp quốc do đồng Đôla lên giá, tiến tới tỷ lệ nghèo chung của cả nước và của tỉnh cũng tăng lên cần có sự đóng góp tham gia của cả cộng đồng. Ngành du lịch với đặc tính xã hội hóa cao, có khả năng tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho xã hội, sự phát triển du lịch sẽ góp phần đáng kể vào việc xóa
đói giảm nghèo cho nhân dân, tạo môi trường thân thiện gần gũi tránh mặc cảm của người nghèo và cộng đồng xã hội.
Để từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mục tiêu phát triển của ngành du lịch Ninh Bình cần được xác định là: