Những hạn chế

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 87)

- Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc Với diện tích 6.100 km2 , có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

2.3.2.1. Những hạn chế

Mặc dù ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động gián tiếp, trực tiếp trong ngành và bồi dưỡng kiến thức cho nhân dân các địa phương tham gia làm du lịch nhưng chất lượng đội ngũ lao động du lịch còn rất yếu, nguyên nhân là do trình độ, tuổi, nhận thức khác nhau do lịch sử để lại, nhất là trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao, đặc biệt là thị trường khách quốc tế. Vấn đề cấp thiết đặt ra đối với du lịch Ninh Bình là phải có nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đủ tâm, đủ tài, đủ tầm, đủ đức để đưa du lịch Ninh Bình đi lên hoà nhập trong nước, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.

Tuy số lượng NNL đã tăng qua các năm, nhưng còn thiếu nhiều so với yêu cầu thực tế, đặc biệt là NNL đầu ngành làm công tác hoạch định chính sách và NNL cán bộ quản lý dẫn tới không ít khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành.

Chất lượng NNL những năm gần đây cũng đã được cải thiện. Tuy nhiên, NNL có trình độ tốt nghiệp từ Đại học trở lên chưa nhiều; NNL có trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số NNL của ngành. Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới về hoạt động của ngành du lịch theo xu hướng hội nhập, nhất là kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và khả năng vận dụng mô hình quản lý NNL tiên tiến của các nước có ngành du lịch phát triển.

Cơ cấu NNL của ngành phân theo độ tuổi và giới tính còn bất hợp lý cần được điều chỉnh phù hợp trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển NNL thời gian tới để đảm bảo sự chuyển biến vững vàng và phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của ngành du lịch.

Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ còn thụ động, chưa thực hiện việc phân loại đối tượng để đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa bám sát với yêu cầu thực tế; chưa xây dựng kế hoạch cụ thể để đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành và đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng cao.

Bên cạnh đó tư tưởng nhận thức của người Việt Nam vẫn còn mang nặng theo kiểu (một người làm quan cả họ được nhờ) vì vậy đâu đó còn diễn ra tình trạng người có học chuyên môn cao không được vào biên chế nhà nước, người học thấp hơn, thậm chí khác chuyên ngành vẫn vào trong biên chế một cách thuận lợi vì vậy rất khó khăn cho sự phát triển lâu dài. Vấn đề tuyển dụng, sử dụng con người cần phải có một người lãnh đạo thực sự minh trí vì sự phát triển của ngành của đất nước thì mới có sự phát triển, theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới như người ta thường nói ( Con người phải có cái tâm, cái chung).

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w