Giá trị văn hóa tâm linh Phật giáo và Thiên chúa giáo

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 69)

- Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc Với diện tích 6.100 km2 , có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

2.1.2.4. Giá trị văn hóa tâm linh Phật giáo và Thiên chúa giáo

Trong lịch sử cũng như hiện nay, dân tộc Việt Nam không có quốc đạo, mà có rất nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cũng tồn tại, trong đó có cả tôn giáo truyền thống, tôn giáo nội sinh lẫn tôn giáo ngoại nhập.

Truyền thống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, và ngày nay vẫn "đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc" trong tiến trình hội nhập với thế giới.

Với ý nghĩa như vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tâm linh ở tỉnh Ninh Bình được đặc biệt chú trọng, bởi lẽ Ninh Bình được mệnh danh là "Thủ đô của cả Phật giáo và Thiên chúa giáo" với 2 công trình nổi tiếng là: Nhà thờ đá Phát Diệm và Khu văn hoá tâm linh Núi chùa Bái Đính (được công nhận là ngôi chùa giữ 5 kỷ lục Việt Nam).

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo với 150.704 chức sắc và tín đồ đạo Thiên chúa, chiếm 16,33% dân số; 47.686 người theo Phật giáo, chiếm 5,06% dân số. Đạo Công giáo được du nhập vào Ninh Bình từ thế kỷ XVII. Giáo phận Phát Diệm là một trong những giáo phận lớn và lâu đời ở Việt nam. Đạo Phật phát triển ở Ninh Bình từ thế kỷ thứ X, Giáo hội Phật giáo có 350 chùa với 253 tăng ni. Về tín ngưỡng, trên địa bàn toàn tỉnh có 1023 cơ sở, có 242 đình, 380 đền, 209 miếu, 148 phủ. Hệ thống các di tích văn hoá - lịch sử, đình chùa, miếu mạo, các công trình thờ tự... cũng làm cho Ninh Bình tiềm ẩn những giá trị văn hoá tâm linh đa dạng và là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá tâm linh.

Như vậy: Xem xét du lịch Ninh Bình dưới giác độ lợi thế và sức cạnh tranh trong tương quan vùng Đồng bằng Bắc Bộ và không gian vùng phụ cận Thủ đô Hà nội, ta thấy có các ưu thế:

Một là: Ưu thế vị trí địa lý theo quan điểm so sánh. Vị trí địa lý đặt

Ninh Bình vào thế cạnh tranh cao trong du lịch vùng đó là:

- Hệ thống giao thông thuận lợi, kết gắn chặt chẽ Ninh Bình với khu vực miền Bắc và miền Nam; giữa vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc.

- Vị trí của Ninh Bình là một trong những ưu thế về vùng phụ cận gần với thủ đô Hà Nội, điểm đến của đầu mối du lịch. So với các phụ cận khác (Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh...) Ninh Bình có ưu thế

rõ rệt: Không bị tính mùa vụ trong du lịch, không bị tính đơn điệu về loại hình, cảnh sắc đa dạng phong phú...

- Sức ép đô thị hóa mạnh mẽ của Hà Nội và các tỉnh thành phố phụ cận khác đang tạo cho Ninh Bình một lợi thế khác, đó là du lịch cuối tuần. Khoảng cách địa lý thuộc phạm vi lý tưởng cho các kỳ nghỉ đa dạng cuối tuần làm cho Ninh Bình như một điểm đến mới và tiềm năng.

Hai là: Sức cạnh tranh về tài nguyên du lịch độc đáo và đa dạng. Tài

nguyên du lịch là cơ sở để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch Ninh Bình hết sức độc đáo, đa dạng tạo thành thế mạnh trong phát triển du lịch hướng về thiên nhiên hoang dã, hướng về cội nguồn, hướng về văn hóa tâm linh. Hơn nữa, chúng được kết hợp hài hòa giữa tự nhiên với nhân văn, tạo nên sự hấp dẫn du khách trong nhiều loại hình du lịch.

Tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể, báu vật của cha ông để lại. Ninh Bình là cố đô, nơi phát tích của ba triều đại (Đinh, Tiền Lê, Lý) với nhiều di tích lịch sử văn hóa đã phát lộ và chưa được phát lộ. Đó là tài nguyên có tầm cỡ quốc gia, tài nguyên đó để lại trong lòng du khách ấn tượng về một cội nguồn tâm linh, là điểm đến của các cuộc hành hương.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w