Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 99)

- Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc Với diện tích 6.100 km2 , có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều

c- Mục tiêu chia sẻ lợi ích cộng đồng từ hoạt động du lịch:

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình

Nguồn nhân lực là nguồn vốn quan trọng nhất, yếu tố cơ bản ban đầu cho sự phát triển đi lên của một đất nước, con người có thể chinh phục thiên nhiên, tạo ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất. Cùng với các yếu tố tự nhiên và xã hội con người có định hướng hoạch định phát triển xã hội, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình đổi mới phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh.

Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình bao gồm:

Thứ nhất: Nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch cần phải đặt ở vị trí trung tâm và ưu tiên số một trong chiến lược phát triển chung của ngành.

Quan điểm này xuất phát từ yêu cầu thực tế trong chiến lược phát triển ngành du lịch của Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định du lịch là nền công nghiệp không khói, coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày nay du lịch là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao toàn diện. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phát huy những nhân tố cơ bản giúp cho con người nắm bắt, hiểu biết thích nghi, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các hoạt động dịch vụ du lịch. Đây là một yêu cầu cấp bách cần được ưu tiên số một trong chiến lược phát triển ngành du lịch.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng có hiệu quả NNL là yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, muốn có hiệu quả thì phải có sự sắp xếp hợp lý người lao động, cơ chế chính sách phải luôn được đi đầu để người lao động và người sử dụng lao động cùng với nhà quản lý phải cùng chung một chí hướng. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngành phải coi trọng nguồn nhân lực dựa trên các mặt như: Mở rộng quy mô đào tạo, cơ sở đào tạo phải thực sự chất lượng, không đào tạo theo ý thích của người lao động, phải đào tạo để người lao động có việc làm, người sử dụng lao động cần, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực, khắc phục tình trạng người có trình độ cao lại không có việc làm và ngược lại. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của các sản phẩm du lịch phong phú và đa đa dạng, dưới tác động của quá trình lan toả kinh tế tri thức phải thực hiện giáo dục, đào tạo kết hợp với tuyển dụng và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực không làm theo số lượng mà cần phải đi đôi giữa số lượng với chất lượng và sử dụng.

Hơn nữa, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì công tác đào tạo, tuyển dụng phải gắn liền với xu hướng hội nhập đáp ứng được nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài, trong quá trình này đòi hỏi nguồn nhân lực vừa phải có sự hiểu biết, có văn hoá gắn liền với việc có học, khả năng tiếp nhận các nền văn minh mới, từ đó vừa phát huy được giá trị truyền thống cũng như tinh thần, như vậy tiêu chí tuyển dụng và sử dụng người lao động bất cứ lúc nào cũng phải đặt lên hàng đầu tất cả phải giành cho sự phát triển, hạn chế tối đa tình trạng cá nhân trong tuyển dụng. Mặt khác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch còn phải đi liền với phát triển bền vững, ổn định lâu dài. Coi việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một sự đầu tư chiến lược dài hạn trong chiến lược phát triển chung của ngành du lịch. Điều này rất quan trọng vì nó là tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du

lịch trong giai đoạn tới, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế đang lan toả như hiện nay.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch phải đảm bảo chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ NNL có trình độ cao.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là nguồn lao động trực tiếp cho các thành phần chủ chốt như cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và lao động nghiệp vụ du lịch là một yêu cầu hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch phải theo xu hướng chuyển dịch nhanh về cơ cấu, tạo một cơ cấu cân đối và hợp lý trong phát triển ngành.

Theo kinh nghiệm của một số nước thành công trong phát triển du lịch thì tỷ lệ hợp lý giữa nguồn nhân lực có trình độ đại học và cao đẳng so với nguồn nhân lực có trình độ trung học chuyên nghiệp là 1/4/10. Trong khi đó tỷ lệ này ở trong nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng còn mất cân đối, không hợp lý gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động phục vụ, hướng dẫn viên, cán bộ quản lý và chuyên gia hàng đầu về du lịch và như vậy NNL của ngành du lịch khó có thể đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch phải thực sự đột phá theo hướng dân chủ, kỷ cương, minh bạch vì sự phát triển đi lên của nước nhà, vì vậy cần phải tạo ra một cơ cấu nguồn nhân lực cân đối hợp lý và đồng bộ. Cân đối giữa lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, văn hoá và giữa các loại lao động của ngành du lịch. Chấm dứt tình trạng thừa người nhưng thiếu chuyên môn như hiện nay.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch cần phải có tính đột phá, đón đầu

Hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá ngày nay đang trở thành một trong những đặc trưng chi phối đời sống kinh tế - xã hội trên cấp vĩ mô và vi mô, quốc gia, khu vực và thế giới, cũng như địa phương và doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá tình được thực hiện trong nhiều năm, có nội dung rộng lớn và phức tạp, liên quan trực tiếp đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển, tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản lý, kinh doanh và dịch vụ của ngành du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn phải chủ động đi tắt đón đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết phải tiếp cận kinh tế tri thức, do đó ngành du lịch Ninh Bình sẽ đứng trước nhiều thuận lợi, bên cạnh đó cơ hội, thách thức trong tiến trình tham gia vào xu hướng chung này là rất cao. Việc nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu trên, như vậy cần phải quan tâm hàng đầu tới nguồn nhân lực, chọn cử người phải có đủ tâm, đủ tầm làm việc phải khoa học phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội, chọn cử người phải là người co sáng suốt đi trước, cái khôn đi sau thì mới có sự phát triển, nhất là chọn người đứng đầu

Thứ năm: Nâng cao chất lượng NNL phải có tính kế thừa, liên tục và tiếp thu kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố có ngành du lịch phát triển mạnh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch để đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện hội nhập là một nhiệm vụ chiến lược có tính chất lâu dài, đầu tư dài hạn và mang tính kế thừa phát triển liên tục, điều nay đặt ra cho ngành du lịch Ninh Bình là phải nhanh chóng đổi mới quan điểm, tư duy kinh tế, triết lý kinh doanh, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu ngành du lịch thế giới; tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố, đồng thời phải kế thừa những truyền thống đạo đức, giá trị văn hoá

và những kinh nghiệm đã đạt được trong quá trình phát triển ngành du lịch Ninh Bình, từ đó xây dựng lộ trình và chiến lược cho ngành lâu dài, cụ thể và hợp lý. Chọn người phải có tính kế thừa, liên tục, phải đảm bảo có đủ các độ tuổi, quan tâm tới giới tính, nhất là người có trình độ chuyên môn cao, khả năng thực tiễn trong công việc của từng người lao động từ đó làm cơ sở cho việc giao nhiệm vụ, thường xuyên theo dõi đánh giá nhận xét cán bộ, người lao động qua các kênh thông tin, nhất là sự hài lòng của du khách.

Thứ sáu: Nâng cao chất lượng NNL phải gắn với giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc.

Ngoài việc nâng cao thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức cho nguồn nhân lực thì bênh cạnh đó phải thường xuyên quan tâm giáo dục truyền thống văn hoá của dân tộc, của ngành, như về lịch sử truyền thống, văn hoá của một vùng quê, một dân tộc. Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số tỉnh, thành phố phát triển mạnh về du lịch đã chỉ rõ: Việc tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, kinh doanh, việc đổi mới chương trình và nội dung, phương pháp đào tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng giao lưu với các nước và các tập đoàn kinh tế trên thế giới cũng giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực có cơ hội tiếp thu được những tinh hoa văn hoá, tiếp thu được những kỹ năng, tác phong làm việc công nghiệp, từ đó quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trở nên dễ dàng, sống động và hiệu quả hơn. Tuy nhiên hội nhập không có nghĩa là hoà tan, do đó phải làm cho người lao động có ý thức và giữ gìn những bản sắc văn hoá, truyền thống và giá trị của cha ông, của dân tộc của ngành đã hàng ngàn năm xây dựng và kiến thiết tạo dựng mới có ngày hôm nay để chúng ta quản lý, sử dụng và phát huy. Nếu làm được như vậy thì chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch mới có thể đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w