- Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc Với diện tích 6.100 km2 , có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, được thiên nhiên ưu đãi nhiều
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
2.2.1. Về chiến lược quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.
DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
2.2.1. Về chiến lược quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồnnhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.
Một là, chiến lược nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.
Đối với ngành du lịch tỉnh Ninh Bình, việc xây dựng chiến lược phát triển ngành song song với việc xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho sự phát triển của ngành là một yêu cầu cấp thiết và là đòi hỏi khách quan. Chiến lược nâng cao chất lượng NNL sẽ đề ra những định hướng
và mục tiêu phát triển, từ đó ngành du lịch Ninh Bình có được NNL đáp ứng được cả về chất lượng và đủ về số lượng, giúp ngành phát triển bền vững và hiệu quả, tạo cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch. Đồng thời tạo tiền đề cho việc khai thác có hiệu quả các lợi thế và điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, công tác xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng NNL cho ngành du lịch tỉnh đang gặp phải những vấn đề chung trong chiến lược phát triển NNL quốc gia, cụ thể như sau:
Các chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển nhân lực không đi kèm với nhau. Chúng ta đang hiểu một cách đơn giản rằng phát triển NNL là mỗi năm đào tạo ra bao nhiêu kỹ sư, bao nhiêu tiến sỹ, bao nhiêu cử nhân, bao nhiêu kỹ thuật viên…và chúng ta phải phấn đấu bằng được mục tiêu đó mà không tính đến nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của nền kinh tế đang ở mức nào. Nói cách khác, các cơ quan hoạch định chiến lược kinh tế và các cơ quan hoạch định chiến lược đang đi trên hai con đường khác nhau chưa thực sự có trùng hợp để cùng phát triển toàn diện.
Theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ, chiến lược phát triển kinh tế quốc gia được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngoài ra các chiến lược phát triển kinh tế của các ngành hẹp được Chính phủ phân cấp cho các Bộ, ngành quản lý và địa phương. Ngoài trừ chiến lược phát triển kinh tế quốc gia mang tính định hướng chung là có đề cập tới NNL, hầu hết các chiến lược phát triển kinh tế của các Bộ, ngành, địa phương đều không chưa thực sự đề cập một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng về vấn đề nâng cao chất lượng NNL để đạt được các mục tiêu đề ra. Các chiến lược này thường mới chỉ tập trung đến nguồn vốn, các giải pháp về vốn được trình bày rất rõ ràng, mạch lạc trong khi đó các nhà hoạch định chiến lược mặc nhiên coi đủ NNL để làm việc đó, hoặc các giải pháp nâng cao chất lượng NNL được đề cập rất mờ nhạt. Đây là một
điều vô lý mà lâu nay trong công tác lập chiến lược phát triển kinh tế chúng ta vẫn vấp phải nhưng chưa được điều chỉnh phù hợp. Trong khi một dự án quy mô nhỏ của một công ty phải tính toán đến số lượng , chất lượng lao động cần thiết, thì các chiến lược có quy mô vốn rất lớn lại không chỉ rõ là cần bao nhiêu lao động ở trình độ như thế nào chất lượng ra sao để đạt được mục tiêu đề ra.
Hai là, về quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng NNL cho ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.
Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Bình đã chủ động xây dựng quy hoạch nâng cao chất lượng NNL của tỉnh trong các thời kỳ và có các chương trình kế hoạch nâng cao chất lượng NNL cụ thể cho từng giai đoạn. Mặc dù chủ trương của tỉnh rất rõ song các cơ quan tổ chức thực hiện vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung, đáp số ngành nào vẫn là của ngành đó.
Trên cơ sở nắm vững chiến lược phát triển KT-XH trong từng giai đoạn, yêu cầu NNL, từ thực trạng của lực lượng lao động hiện tại, tỉnh đã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng NNL nhằm phục vụ các chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ. Kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm, cũng như chiến lược (chương trình) 10 năm về phát triển NNL của tỉnh là những công cụ quan trọng để xây dựng lực lượng lao động cho tỉnh. Theo các kế hoạch phát triển này lực lượng lao động của tỉnh được chuẩn bị, bố trí, sắp xếp, đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quy hoạch phát triển NNL tỉnh Ninh Bình được xây dựng một cách khoa học, dựa trên sự phân tích khoa học về bối cảnh kinh tế xã hội của thời kỳ phát triển, các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của thế giới, đất nước và địa phương cũng như những yếu tố ngay bên trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL về trước mắt cũng như lâu dài được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng NNL, những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của NNL, cách thức quản lý và phát triển NNL hiện có; Trên cơ sở nhu cầu NNL cho quá trình phát triển kinh tế xã hội để thực hiện nhiệm vụ cũng như quan hệ cung cầu về NNL của tỉnh.
Quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL tỉnh trong những năm qua đã kết hợp một cách tổng hợp các biện pháp về chính trị, tư tưởng, kinh tế và tổ chức như biện pháp về tiền lương, thu nhập; biện pháp đào tạo giáo dục các cấp học phổ thông, hệ thống các trường dạy nghề nhằm không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng NNL của tỉnh phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Tỉnh Ninh Bình đã tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, từ chiến lược đó ta có thể lên được những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để thực hiện. Nội dung cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề du lịch phù hợp với giai đoạn theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá với tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách Nhà nước (Sở Giáo dục & Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Đại học Hoa Lư).
- Trước mắt làm tốt công tác liên kết trong đào tạo, tiến tới kêu gọi đầu tư xây dựng một số trường đào tạo nghề về du lịch trong tỉnh. Tập trung vào các lĩnh vực: buồng, bàn, bar, bếp, và kỹ thuật chế biến món ăn nhất là các món ăn truyền thống, chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho NNL.
- Khai thác các nguồn hỗ trợ quốc tế cho du lịch kêu gọi các dự án hỗ trợ từ nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình (Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
- Khi có điều kiện, thành lập các hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành như Hiệp hội khách sạn, Hiệp hội lữ hành, Hiệp hội hướng dẫn viên, Hiệp hội đầu bếp (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì).
- Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lao động tại chỗ (các nhà đầu tư, các doanh nghiệp).