Bối cảnh kinh tế các nước châ uÁ trước khủng hoảng

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 41)

II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn

1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)

2.1.1.1 Bối cảnh kinh tế các nước châ uÁ trước khủng hoảng

Trong hơn hai thập niên vừa qua, các nước Đông Á và Đông Nam Á đã tăng trưởng nhanh và liên tục (khoảng 7-8% mỗi năm so với 2% ở các nước công nghiệp hoá), thu hút sự chú ý của giới kinh doanh và đầu tư quốc tế. Tuy có bối cảnh văn hoá, lịch sử và thể chế chính trị khác nhau nhưng các nước này lại có một số điểm giống nhau, được các nhà kinh tế nêu thành khái niệm “mô hình phát triển Đông Á”. Đó là:

(i) Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định: ngân sách nhà nước nói chung cân bằng hoặc thiếu hụt không đáng kể, lạm phát thấp do chính sách kiểm soát tiền tệ chặt chẽ với lãi suất dương, nợ công của nhà nước trên thị trường tài chính thế giới được kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm khả năng hoàn trả.

(ii) Cơ cấu kinh tế mở cửa, hội nhập với thế giới: ngoại thương tương đối tự do, ít bảo hộ bằng thuế quan hay phi thuế quan, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thiếu hụt trong cán cân vãng lai được tài trợ bằng dòng chảy vào của tư bản tài chính tư nhân.

(iii) Tiết kiệm xã hội cao (trung bình là 30% GDP), dân chúng hiếu học, làm việc chăm chỉ, có kỷ luật, mức sống và lương công nhân thấp hơn so với các nước công nghiệp hoá.

(iv) Vì những yếu tố trên, tỷ lệ đầu tư rất cao (35-45% GDP), thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo đủ công ăn việc làm thu hút lực lượng lao động lớn do dân số tăng trưởng nhanh, giúp châu Á đạt thành tích giảm nghèo nhanh và rộng rãi nhất trong lịch sử.

33

Sự thành công quá nhanh chóng của mô hình Đông Á đã được giới quan sát thế giới, kể cả Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá là “thần kỳ”, coi đó là mẫu mực cho các nước đang phát triển khác. Một số nhà lãnh đạo châu Á còn coi đó là đặc trưng của “giá trị châu Á”, thích hợp với công cuộc phát triển, thậm chí ưu việt hơn so với mô hình của phương Tây. Sở dĩ các nước Đông Á có được sự phát triển “thần kỳ” này là do trong suốt thời gian từ thập kỷ 1960 đến đầu thập kỷ 1990, các nước này đã lợi dụng được tình hình kinh tế và chính trị thế giới thuận lợi cho công cuộc phát triển của mình. Đó là:

 Để phục vụ cho chiến tranh lạnh với Liên Xô, Mĩ đã tranh thủ các nước trong khu vực làm đồng minh chiến lược. Viện trợ, chi tiêu phục vụ chiến tranh, ưu đãi về thương mại và đầu tư từ Mĩ… đã giúp các nước Đông Á rất nhiều trong bước đầu công nghiệp hoá (CNH), và sau đó xuất khẩu chế tạo sản phẩm dân dụng để tiếp tục tăng trưởng.

 Từ năm 1973 đến đầu thập kỷ 1990, đô la Mĩ mất giá hơn 50% so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới, như Mark Đức, Yên Nhật… Neo giữ tỷ giá hối đoái của mình với đồng đô la Mĩ, các nước Đông Á đã tạo sự ổn định về ngoại hối để phát triển ngoại thương và thu hút đầu tư, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá so với châu Âu và Nhật, kiềm chế lạm phát ở mức độ vừa phải. Trong thời gian này, Mĩ tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế của mình; nhiều doanh nghiệp từ bỏ khu vực chế tạo hàng dân dụng điện tử và phi điện tử để tập trung vào các ngành công nghiệp, kỹ thuật cao và dịch vụ, tạo chỗ trống cho các nước Đông Á xuất khẩu hàng hoá của mình.

 Do sức ép của Mĩ, đồng Yên Nhật đã tăng giá rất cao từ năm 1985- 1991 (sau thoả thuận Plaza Hotel), làm cho giá thành sản xuất trong nước Nhật quá cao, mất khả năng cạnh tranh. Nhiều công ty Nhật phải đầu tư sang các nước châu Á với giá nhân công rẻ, dùng đó làm cơ sở sản xuất hàng điện tử, xe hơi… rồi tái xuất sang Mĩ, châu Âu và ngay cả Nhật. Cuộc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ này tuy còn ở trình độ lắp ráp, song đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình CNH khu vực. Sau giai đoạn này, tỷ

34

lệ xuất khẩu hàng chế biến tăng cao so với xuất khẩu nông hải sản và nguyên nhiên liệu thô.

 Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa kinh tế từ cuối thập kỷ 1970. Cho đến đầu những năm 1990, Trung Quốc chủ yếu là thị trường to lớn cho các doanh nghiệp Đông Á và Đông Nam Á, góp phần tạo ra sức cầu để tương ứng với mức cung ngày càng lớn.

Tuy nhiên các yếu tố khách quan thuận lợi nói trên đã dần dần có sự biến đổi từ cuối thập kỷ 1980 đến đầu những năm 1990 theo chiều hướng bất lợi cho các nước trong khu vực. Sự kết thúc cuộc chiến tranh lạnh cùng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới (theo nghĩa tất cả các nước trên thế giới phải chấp nhận tham gia phân công lao động trên thị trường toàn cầu và dòng tư bản tài chính có thể chu chuyển dễ dàng từ nước này sang nước khác) đã cơ bản làm thay đổi môi trường kinh doanh trên thế giới. Vắng bóng một đối thủ có tầm chiến lược toàn cầu như Liên Xô cũ và Đông Âu, Mĩ không cần phải dùng các ưu đãi trong quan hệ kinh tế để tranh thủ đồng minh nữa. Quan hệ quốc tế ngày càng phản ánh quan hệ quyền lợi giữa các quốc gia, mà nội dung chính là quyền lợi kinh tế. Với lợi thế về vốn tích luỹ, khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, thị trường nội địa rộng lớn có sức mua cao, Mĩ và Liên minh Châu Âu (EU) đòi hỏi các nước khác trên thế giới phải mở cửa thị trường để đón nhận tư bản và hàng hoá của mình. Trong nền kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh cũng trở nên toàn cầu, các lợi thế phi kinh tế do bảo hộ thương mại hay quan hệ móc ngoặc với chính quyền sở tại ngày càng mất tác dụng trong việc bảo vệ thế đứng của các nhà sản xuất kém hiệu quả. Trong suốt những năm 1990, nền kinh tế Nhật bị ngưng trệ (stagnation), các doanh nghiệp Nhật vì thế cũng khó có thể tiếp tục tốc độ đầu tư cao như trước cũng như sức cầu của Nhật đối với hàng hoá xuất khẩu của các nước Đông Á giảm rõ rệt. Đặc biệt từ giữa thập kỷ 1990, Trung Quốc đã trở thành một nước sản xuất và xuất khẩu rất quan trọng các mặt hàng như giày dép, quần áo, đồ chơi, đồ dân dụng điện tử… mà các nước Đông Á vẫn coi đó là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình. Rõ ràng, môi trường kinh doanh thế giới và khu vực vào giữa những năm 1990 đã xấu và phức tạp hơn cho các

35

nước Đông Á. Tuy nhiên, giới nghiên cứu lúc đó ít người phân tích và nhìn nhận chính bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu đã giúp cho mô hình Đông Á có thể áp dụng được, cũng như ít người theo dõi sự chuyển biến của một số nét đặc trưng trong mô hình này, làm cho nó ngày càng mất đi tính cạnh tranh và dễ bị đe doạ bởi khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)