Thực hiện tự do hoá tài chính theo lộ trình thận trọng

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 131)

- Tốc độ tăng tín dụng cho nền kinh tế

3.2.1.4 Thực hiện tự do hoá tài chính theo lộ trình thận trọng

122

Tự do hoá tài chính là quá trình loại bỏ các kiềm chế trong hệ thống tài chính, bao gồm: (1) Loại bỏ việc kiểm soát lãi suất; (2) Giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc của các ngân hàng; (3) Giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào các quyết định cho vay của ngân hàng; (4) Cổ phần hoá các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước; (5) Cho phép ngân hàng nước ngoài tham gia TTTC; và (6) Dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế. Tự do hoá tài chính được thực hiện không chỉ trong phạm vi quốc gia (tự do hoá tài chính trong nước) mà còn trong quan hệ với nước ngoài (tự do hoá tài chính quốc tế). Hình thức chủ yếu của tự do hoá tài chính quốc tế là tự do hoá tài khoản vốn. Tự do hoá tài khoản vốn là việc dỡ bỏ các kiểm soát đối với luồng vốn vào và ra của nền kinh tế.

Tự do hoá tài chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi trần lãi suất được xoá bỏ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giảm xuống thì tiết kiệm gia tăng và hiệu quả phân bổ vốn đầu tư được cải thiện. Đặc biệt, tự do hoá tài khoản vốn tạo điều kiện để vốn đầu tư được phân bổ lại từ nước giàu về vốn nhưng có suất sinh lời thấp sang nước nghèo về vốn nhưng có suất sinh lời cao và tạo ra cơ hội đa dạng hoá rủi ro, từ đó giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, tự do hoá tài chính có thể gây ra khủng hoảng tài chính. Trong điều kiện chuẩn mực quản lý còn yếu kém, tự do hoá tài chính làm cho vấn đề thông tin bất đối xứng (rủi ro lựa chọn nghịch, rủi ro đạo đức) trên TTTC trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến những thất bại của thị trường. Tự do hoá tài chính có thể gây nên nhiều rủi ro ngay cả đối với các hệ thống tài chính được quản lý tốt nếu chỉ bó hẹp trong dòng vốn vay nợ thông qua ngân hàng. Do vậy, tự do hoá các luồng vốn cần được tiến hành trên diện rộng, nên bắt đầu từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư chứng khoán và vay thương mại dài hạn. Tự do hoá tài khoản vốn đặc biệt nguy hiểm trong các trường hợp: kinh tế bất ổn định do thiếu chính sách quản lý vĩ mô hiệu quả; các yếu kém trong các chuẩn mực kế toán, kiểm toán và công bố thông tin trong khu vực tài chính và doanh nghiệp từ đó làm suy yếu kỷ luật thị trường và cơ chế giám sát; thiếu các quy định về kinh doanh thận trọng và thiếu hiệu lực của Luật Phá sản.

123

Những thất bại của các nước châu Mĩ La tinh cũng như cuộc khủng

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 131)