Tín dụng trong nước (ròng) (nghìn tỷ đồng) 191,2 239,9 316,9 434,6 585,6 698,0
Tổng tín dụng trong nước/ GDP (%) 39,7 44,8 51,7 60,8 69,9 72,0
Tỷ lệ M2/ GDP (%) 58,1 61,4 67,0 74,4 82,4 91,7
Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán
M2 (%/ năm) 25,5 17,6 24,9 29,5 29,7 28,9
Tốc độ tăng tổng tiền gửi (%/ năm) 25,1 19,4 25,8 32,0 32,2 28,7
Tốc độ tăng tiền gửi VND (%/ năm) 24,4 29,2 38,6 31,3 36,3 32,0
Tốc độ tăng tiền gửi ngoại tệ (%/ năm) 26,0 5,6 3,7 33,5 22,8 19,3
Chú thích: Dữ liệu từ 2002 trở đi gồm NHNNVN, 6 NHTMNN và 79 NHTM ngoài quốc doanh. Năm 2006 theo ước tính của IMF trên cơ sở số liệu của NHNNVN.
Nguồn: [6, 43] và tính toán của tác giả.
Quy mô giao dịch chứng khoán tăng với tốc độ khá nhanh nhưng chỉ thực sự bùng nổ trong năm 2006. Nếu năm 2003 giá trị thị trường chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch chỉ tương đương 3,9% GDP thì đến năm 2005 con số này lên đến 6,5% GDP (ADB, 2006). Tính đến 31/12/2006, theo thông báo chính thức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), TTCK Việt Nam có 193 công ty niêm yết (năm 2005 chỉ có 41 công ty) với tổng mức vốn hoá đạt
99
221.156 tỷ đồng, tương đương 22,7% GDP (hay 14 tỷ USD). Thêm vào đó, với khoảng 5 tỷ USD giá trị trái phiếu, tổng giá trị của thị trường sẽ tương đương khoảng 25% GDP (cao hơn nhiều so với kế hoạch là tới năm 2010 đạt 10-15% GDP), tương đương với 35% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng và bằng 20% tổng tài sản tài chính của cả nước. Tuy nhiên trong đó hầu hết thuộc trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương (chiếm khoảng 97%), rất ít trái phiếu công ty được phát hành [29, tr.35].
Có thể nói, mặc dù TTCK trong những năm qua tuy có những bước phát triển nhất định, song vẫn còn nhỏ bé, và cho đến nay vẫn chưa trở thành kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó có nghĩa là mô hình TTTC của Việt Nam cơ bản vẫn do ngân hàng chi phối (dominated financial market), trong khi thị trường tín dụng lại chứa đựng không ít vấn đề yếu kém. Những yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu đối với hệ thống vẫn đang ở mức thấp. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng phải đạt tối thiểu 8%. Tuy nhiên, mới chỉ có hầu hết các NHTM cổ phần Việt Nam đáp ứng được tỷ lệ này. Trong khi đó, tổng vốn tự có của nhóm các NHTMNN (nơi chiếm phần lớn thị phần trên thị trường vốn) chưa tới 1 tỷ USD, tức là đạt tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản chưa tới 5%. Hiện chỉ có 2 NHTMNN đáp ứng được yêu cầu - đó là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (đến 28/2/2006 tỷ lệ này đã là 12,3%) và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (11,4%) [29, tr.37].
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của các NHTMNN ở mức thấp, không tương xứng với mức độ gia tăng rủi ro và quy mô hoạt động. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân (ROE) tối thiểu cần đạt là 15% và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) là 1%. Nhưng ở Việt Nam, trong số 5 NHTMNN có quy mô hoạt động lớn nhất tính đến đầu năm 2006 thì chỉ có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đạt chỉ tiêu tài chính theo đúng với thông lệ quốc tế. Trong khi đó, theo Vinacapital, ROE ước tính năm 2006 của các NHTM cổ phần đạt khá cao (Ngân hàng Á Đông là 19%, của Techcombank là 31%) [29, tr.36].
100
- Mức độ tích tụ và phân khúc thị trường còn cao. Các NHTMNN hiện chiếm gần 80% thị phần huy động tiền gửi và tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng. Nhóm khách hàng truyền thống của các NHTMNN là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Các NHTM cổ phần chủ yếu tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhóm khách hàng của các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tín dụng theo ngành cũng phản ánh sự phân khúc thị trường tín dụng, nhất là đối với các NHTMNN. Bảng 3.7 cho biết cơ cấu tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nước giai đoạn 2001-2006. Tỷ trọng tín dụng dành cho khu vực DNNN trong tổng tín dụng trong nước đã giảm từ 70% vào đầu thập niên 1990 xuống 57% năm 1996, 45% năm 2000, 42% năm 2001, 38,7% năm 2002, 35,5% năm 2003, 34% năm 2004, 32,8% năm 2005 [25, 43].
Bảng 3.7: Cơ cấu tín dụng cho vay và tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong nƣớc giai đoạn 2001-2006
Đơn vị: nghìn tỷ đồng, % 2001 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 Tín dụng trong nước (ròng) (nghìn tỷ đồng) 191,2 239,9 316,9 434,6 585,6 698,0 - Tín dụng cho Chính phủ 2,1 8,8 20,1 14,5 32,5 20,0 - Tín dụng cho nền kinh tế 189,1 231,1 296,7 420,0 553,1 678,0 + Tín dụng cho DNNN 79,7 89,5 105,4 142,9 181,3 - + Tín dụng cho khu vực khác 109,4 141,6 191,3 277,1 371,8 - Tổng tín dụng trong nước/ GDP (%) 39,7 44,8 51,7 60,8 69,9 72,0
Tốc độ tăng tín dụng trong nước ròng (%/
năm) 23,2 25,5 32,1 37,1 34,7 19,2