II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn
1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)
2.1.1.4 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998, xét trên cả cấp độ quốc gia, khu vực và công ty, chính là sự tác động qua lại giữa 3 nhóm nguyên nhân: từ phía chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ, từ phía các nhà đầu tư trong nước và từ phía các nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát khu vực.
51
Nhóm nguyên nhân thứ nhất: sự bất cập trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ
Sự thành công vang dội trong quá khứ đã phủ lên các nước Đông Á hào quang của tăng trưởng, trong khi nếu tỉnh táo thì ít nhất các nước này có thể nhận ra những sai lầm sau đây:
Thứ nhất, sự chậm trễ và cứng nhắc trong điều hành tỷ giá khiến các đồng bản tệ bị định giá cao giả tạo trong một thời gian dài so với đồng USD. Việc neo giữ tỷ giá ổn định, thoạt đầu có thể tạo điều kiện cho việc ổn định đồng tiền và thu hút nguồn vốn bên ngoài thông qua các kênh: FDI, cho vay thương mại, đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, việc duy trì chính sách lãi suất cao tạo ra sự chênh lệch lãi suất đồng bản tệ so với lãi suất đồng USD, điều này càng kích thích các nhà đi vay Thái Lan và các nước tăng cường vay nóng USD (với lãi suất thấp) rồi chuyển chúng sang đồng bản tệ (với lãi suất cao) tại các ngân hàng trong nước để hưởng chênh lệch. Hơn nữa tiến trình tự do hoá tài khoản vốn một cách vội vàng và không theo trật tự vào những năm 1990 đã làm cho các quốc gia Đông Á nhận được một khối lượng vốn khổng lồ, trong đó chủ yếu là vốn ngắn hạn có tính chất đầu cơ. Sự ổn định tỷ giá cùng với sự gia tăng một khối lượng lớn vốn nước ngoài ngắn hạn đã kích thích gia tăng giá trị tài sản và cổ phiếu bằng nguồn vốn “rẻ” bên ngoài như là biểu hiện và kết quả của một nền kinh tế “nóng”. Chính sự gia tăng giá tài sản, bất động sản và cổ phiếu đã tiềm ẩn trong lòng nó nguy cơ xuất hiện nền “kinh tế bong bóng” và nguy cơ đầu cơ tiền tệ. Vào năm 1995, nhằm khôi phục lại kinh tế sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Mĩ (FED) bắt đầu nâng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Việc này làm cho Mĩ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước Đông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất cao và làm tăng giá đồng USD. Từ năm 1995-1997, đồng USD liên tục tăng giá tới 50% so với đồng Yên. Với việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ hơn 30% vào cuối năm 1994 cùng chính sách neo giữ tỷ giá vào USD nói trên, đã khiến đồng tiền của các nước Đông Á tăng
52
giá tương đối. Sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu giảm, tăng trưởng xuất khẩu giảm nhanh chóng làm suy yếu tài khoản vãng lai của các nước này. Sự khô hạn nguồn vốn chảy vào cùng với sự giảm giá trị bất động sản (do cung vượt xa cầu hữu hiệu), giảm giá trị các tài sản thế chấp của các ngân hàng, cũng như các hoạt động tấn công đầu cơ tiền tệ, các nhà đầu tư và cho vay nước ngoài đồng loạt rút vốn ra khỏi nền kinh tế. Cầu ngoại tệ tăng vọt trên thị trường ngoại hối trong nước. Những nỗ lực duy trì tỷ giá của Chính phủ càng làm cho dự trữ ngoại hối cạn kiệt nhanh chóng, đồng bản tệ không tránh khỏi bị phá giá nhanh chóng. Hơn nữa, quyết định thả nổi bản tệ mà các Chính phủ đưa ra đột ngột sau những cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để giữ tỷ giá đã đẩy nền kinh tế đến sự hoảng loạn có tính chất tâm lý và làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Thứ hai, chính sách tự do hoá các hoạt động kinh tế không được tiến hành đồng bộ với việc tăng cường giám sát hoạt động của các doanh nghiệp và các định chế tài chính. Châu Á cũng như nhiều nước trong khu vực cho đến nay, vẫn chưa có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo với đầy đủ các thiết chế thị trường, vừa có tính định hướng, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, vừa có thể giám sát, điều chỉnh tự động, kịp thời ngăn chặn những lệch lạc của chúng. Mặc dù các luồng vốn vào - ra được tự do hoá lưu chuyển, nhưng tỷ giá hối đoái luôn bị kìm giữ, các nhà đầu tư nước ngoài luôn vấp phải những rào cản cứng nhắc về khu vực và giới hạn đầu tư. Các yếu tố tăng trưởng và đầu tư bị khuyến khích một cách thiên lệch. Nét đặc trưng của mô hình Đông Á trong giai đoạn phát triển vừa qua là các dạng khác nhau của mô hình “chủ nghĩa tư bản móc ngoặc” (crony capitalism). Biểu hiện lành mạnh của mô hình này là việc nhà nước trực tiếp hướng dẫn các hoạt động kinh doanh bằng chính sách, luật lệ, thuế khoá cũng như hướng dẫn phân bổ tín dụng, khiến các yếu tố thị trường bị bóp méo, làm giảm sút hiệu quả chung. Chính phủ Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia đều có khuynh hướng che chở cho các công ty lớn tránh khỏi phá sản. Cả Thái Lan và Indonesia, thủ tục luật pháp không đủ gây áp lực để buộc con nợ phải
53
thanh toán số nợ của mình hay thanh lý tài sản thế chấp, khiến quá trình cơ cấu lại vốn đầu tư và lưu chuyển vốn bị chậm trễ. Thị trường lao động của Hàn Quốc kém linh hoạt do luật pháp quy định cấm các công ty không được sa thải công nhân. Hệ thống giám sát ngân hàng thiếu minh bạch, nhiều thông tin, số liệu kinh tế bị che dấu, sửa chữa, kém chất lượng đã ngăn cản các thông tin chính xác và kịp thời cho cho sự điều hành hiệu quả tầm vĩ mô của Chính phủ, càng làm cho thời gian ủ bệnh của các con nợ kéo dài, khiến sự sụp đổ của chúng về sau càng nhanh chóng và kéo theo hậu quả nặng nề hơn. Biểu hiện kém lành mạnh hơn là nạn hối lộ, tham nhũng, móc ngoặc giữa các giới chức chính phủ và doanh nghiệp càng tăng thêm những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Theo Jim Walker, kinh tế ngầm chiếm tới 30- 50% GDP tại Indonesia, Philippines, Thái Lan và 20-30% tại Hàn Quốc, Malaysia [32, tr.19]. Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 là một minh chứng rõ nét cho thấy tình trạng yếu ớt và kém trưởng thành của các định chế chính trị, kinh tế, tài chính và xã hội của các nước Đông Á, làm giảm sút sức cạnh tranh trong một nền kinh tế hiện đại và toàn cầu.
Thứ ba, có sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế như là kết quả của những sai lầm trên. Sự mất cân đối trong cơ cấu dòng chảy vốn nước ngoài, sự sụt giảm trong tăng trưởng xuất khẩu cùng với sự tăng cường nhập khẩu, trong đó có nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ từ nguồn vốn vay nước ngoài, đã khiến cán cân thương mại và cán cân vãng lai của các nước Đông Á thâm hụt nặng nề. Cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào các nước bị khủng hoảng có sự mất an toàn cao do khối lượng nợ tăng nhanh, chủ yếu lại là vốn ngắn hạn (vốn vay thời hạn dưới 1 năm chiếm tới 70% tổng số nợ khu vực tư nhân ở Thái Lan và Indonesia [32, tr.21]). Vốn huy động gián tiếp qua thị trường chứng khoán tăng nhanh, trong khi dự trữ ngoại hối quốc gia không cao và kim ngạch xuất khẩu giảm dần. Hơn nữa, các khoản vốn vay nóng này lại được tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động sản hoặc một số ngành công nghiệp đã có sự “bão hoà” dẫn tới cung vượt xa cầu. Sự kém phát triển của hệ thống
54
giáo dục và hậu quả của mất cân đối đầu tư làm cho nền kinh tế các nước Đông Á thiếu nghiêm trọng lao động lành nghề, đẩy mức lương lao động trong ngành chế tạo lên cao, nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng, làm giảm sức cạnh tranh và khó khăn cho việc phát triển ngành công nghệ cao. Mất cân đối giữa tích luỹ - tiêu dùng, mất cân đối trong đầu tư, sai lầm trong quản lý vĩ mô của Chính phủ, cùng với những bất ổn về chính trị làm gia tăng tình trạng bất công xã hội, đe doạ sự ổn định quốc gia, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, của dân chúng và các tổ chức tài chính quốc tế khác.
Nhóm nguyên nhân thứ hai: sai lầm của các nhà đầu tƣ trong nƣớc
Là những người trực tiếp tiến hành thực hiện các quyết định đầu tư, các nhà đầu tư trong nước của khu vực châu Á phải là người chịu trách nhiệm hàng đầu về số phận doanh nghiệp do họ làm chủ từ cả ba phía: cơ cấu vốn vay, cơ cấu đầu tư và kỹ năng thích ứng thị trường.
Có thể khẳng định, một trong những nguyên nhân hàng đầu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á là do cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực kinh tế tư nhân. Điều này lại được khích lệ bởi cơ chế giám sát lỏng lẻo của chính phủ, bởi chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước, bởi cả sự kỳ vọng vào những khoản lợi kếch xù có tính đầu cơ mà họ sẽ nhận được trong tương lai. Hệ luỵ của việc mất cân đối về cơ cấu vốn vay là mất cân đối về đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra quyết định đầu tư sai hoặc quá mạo hiểm vào những công trình tốn kém, thiếu hiệu quả và có tính đầu cơ (như lĩnh vực xây dựng, bất động sản) dẫn đến nợ đọng lớn và mất khả năng thanh toán. Quan hệ giữa Chính phủ và các doanh nghiệp thiếu minh bạch, dựa trên quan hệ cá nhân; chế độ hạch toán, kiểm toán và tình trạng thiếu công khai về thông tin đã làm méo mó hơn nữa cơ chế thị trường vốn đã không đầy đủ, tạo điều kiện che dấu những yếu kém của doanh nghiệp.
Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng thiếu kỹ năng thích ứng với thị trường trong và ngoài nước, chưa xử lý kịp thời những biến động cung - cầu, giá cả và chất lượng sản phẩm, thiếu chiến lược thị trường và đa dạng hoá sản phẩm… Đồng thời, những yếu kém của các định chế kinh tế, tài chính đã
55
làm cho các doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội và không đủ linh hoạt để đối phó với tình trạng khủng hoảng thừa sức cung cũng như sự thay đổi nhanh chóng của khoa học & công nghệ và thị hiếu người tiêu dùng.
Nhóm nguyên nhân thứ ba: các nhân tố bên ngoài vƣợt khỏi tầm kiểm soát của các nƣớc trong khu vực
Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đem lại cho các quốc gia nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Một trong những thách thức quan trọng phải kể đến đó chính là khả năng dễ bị tổn thương với bên ngoài và tính chất lây nhiễm khủng hoảng. Nguyên nhân của những thách thức ấy trên thực tế lại nằm ngoài tầm kiểm soát của các nước chịu tác động bởi khủng hoảng.
Trước hết, đó chính là chính sách tiền tệ của các nước lớn cả trong và ngoài khu vực châu Á. Với sức mạnh vượt trội và ưu thế toàn cầu của mình, sự thay đổi chính sách tiền tệ của Chính phủ Mĩ đã có tác động đáng kể đến đồng tiền khu vực Đông Á. Một mặt, cho đến năm 1995, nền kinh tế khu vực này đã được lợi phần nào nhờ chính sách đồng đô la suy yếu của Mĩ (đồng USD giảm tới 50% so với đồng Yên trong thời kỳ 1990-1995). Nhưng tới thời điểm năm 1995, Thái Lan và nhiều nước trong khu vực lại bị động trước việc đồng USD tăng giá đột ngột như là kết quả của sự thoả thuận trước đó trong nhóm G7 - một nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của khu vực. Vào thời điểm đó, đồng Yên Nhật mất giá khoảng 50% so với USD trong thời kỳ 1995-1997, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chủ động phá giá tới 30% vào năm 1994. Sự cứng nhắc trong điều hành tỷ giá đã làm cho các nước Đông Á mất đi lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu, cán cân vãng lai thâm hụt, dòng vốn nước ngoài chảy vào giảm dần. Rõ ràng chính sách neo giữ đồng bản tệ theo USD của các nước Đông Á là không ít mạo hiểm, vì mỗi khi chiếc “neo” thay đổi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho những gì dùng nó là cơ sở, khiến cho tác động càng thêm nhạy cảm và mạnh mẽ hơn.
Một vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát khu vực không kém phần quan trọng là ảnh hưởng của những hoạt động đầu cơ tiền tệ đã thổi phồng các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và làm gia tăng khả năng lây nhiễm.
56
Trong nhiều năm trước đó, chính phủ các nước đã thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, đưa lượng cung tiền nội tệ lên quá cao. Theo tính toán của IMF, hầu hết các nước Đông Á đều có mức tăng lượng cung tiền hàng năm từ 2-5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Chính điều này làm thổi phồng giá tài sản (bất động sản) và xuất hiện tình trạng nền “kinh tế bong bóng”. Sau khi mất tiền vào cơn sốt nhà đất và cổ phiếu, giới đầu tư nước ngoài hốt hoảng rút lui, tháo chạy đồng vốn. Tình trạng nhập siêu cùng với nợ ngắn hạn phải trả cứ tiếp tục tăng làm đồng USD trở nên cực kỳ khan hiếm. “Diều hâu” chỉ chờ đợi có thế và lập tức sà xuống tấn công. Trong khoảng tháng 6-7/1997, có tới 10-15 tỷ USD được tung ra cho mục đích đầu cơ tại Thái Lan. Không chỉ có nhà tỷ phú Soros, mà còn có tới hàng chục quỹ tín dụng, kể cả các loại quỹ dự phòng và quỹ hưu trí - những nhân vật mới cũng tham gia đầu cơ tiền tệ với tổng giá trị tài sản lên tới hàng trăm tỷ USD. Phương thức hoạt động của những “diều hâu” này thông thường là cùng lúc “đổ quân” vào hai mặt trận tiền tệ và thị trường chứng khoán. Họ nhào vào “bán khống” nội tệ và cổ phiếu theo đúng bài bản và hưởng lợi từ tình trạng suy giảm giá trị. Chỉ trong một thời gian ngắn, đồng nội tệ và chỉ số của thị trường chứng khoán các nước trong khu vực rớt thê thảm, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống kinh tế. Chính sự tháo chạy ồ ạt và đột ngột của luồng vốn nước ngoài vừa là biểu hiện, vừa là nguyên nhân gây căng thẳng hơn, kéo dài hơn với phạm vi lan toả rộng hơn cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Một nhân tố bên ngoài khác đẩy nhanh cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, đặc biệt đối với khu vực Đông Nam Á, đó là sự tham gia của một số nước mới mà đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ vào thị trường xuất khẩu của các nước Đông Nam Á. Với giá thành sản xuất thấp, Trung Quốc và Ấn Độ đã làm cho các nước Đông Nam Á mất dần lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cuối cùng, một nhân tố bên ngoài khác cần phải nhấn mạnh đó là đặc tính biến đổi nhanh chóng của tương quan cung - cầu và vòng đời sản phẩm trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, bản thân các thiết chế giám sát và cứu trợ
57
khẩn cấp quốc tế cũng là tác nhân có tính hai mặt trong cuộc khủng hoảng. Một mặt, chúng rất cần thiết cả về mặt tinh thần, kỹ thuật lẫn vật chất, là sự đảm bảo và chỗ dựa không thể thiếu cho an ninh tài chính tiền tệ thế giới. Mặt khác, dường như vẫn còn quá ít những lời cảnh báo mang tính hệ thống để phòng ngừa những tác nhân của khủng hoảng vẫn đang tích luỹ ở trong và