Nguồn vốn của IMF

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 28)

II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn

1.2.1.2 Nguồn vốn của IMF

Nguồn vốn của IMF chủ yếu là từ đóng góp cổ phần (hoặc vốn) của các nước thành viên khi họ gia nhập IMF, hoặc sau các cuộc kiểm điểm định kỳ để tăng cổ phần đóng góp. Các nước thành viên phải trả 25% hạn mức đóng góp cổ phần dưới dạng Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights - SDR), hoặc bằng một số loại tiền tệ chính, như đồng đô la Mỹ hoặc Yên Nhật, phần cổ phần đóng góp còn lại IMF yêu cầu phải được trả bằng đồng bản tệ của nước thành viên, để có thể là nguồn vay khi cần thiết.

21

Ban đầu mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước đó so với kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, IMF cũng có thể vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế để phục vụ cho các hoạt động của mình. Cổ phần phục vụ cho nhiều mục đích. Trước hết, chúng tạo thành một quỹ tiền chung mà từ đó, IMF có thể rút ra cho các thành viên vay khi gặp khó khăn tài chính. Thứ hai, chúng là cơ sở để quyết định mức mà mỗi nước thành viên

đóng góp đó có thể vay IMF hoặc nhận từ IMF trong các đợt phân bổ thường kỳ những tài sản đặc biệt được gọi là SDR1. Một nước thành viên đóng góp càng nhiều thì có thể vay càng nhiều khi có nhu cầu. Thứ ba, chúng xác định quyền biểu quyết của mỗi thành viên. Hiện nay, tổng hạn mức cổ phần đóng góp của IMF là 310 tỷ USD (tương đương 213,5 tỷ SDR), trong đó các nước thành viên có cổ phần lớn nhất là Mỹ (17,46%), Nhật Bản (6,26%), Đức (6,11%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%); thành viên có mức cổ phần ít nhất là Palau (0,001%) [65]. Đặc biệt, 10 nước công nghiệp phát triển hàng đầu đã chiếm hơn 50% tổng số vốn, đồng thời theo quy định, các quyết định lớn của IMF chỉ được thông qua khi chiếm được ít nhất 85% số phiếu bầu. Như vậy, theo ý kiến của IMF, các nước đang phát triển chiếm khoảng 40% quyền bỏ phiếu, cũng có quyền phủ quyết rất lớn đối với các chính sách của IMF. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được rằng Mỹ và các nước công nghiệp hoá, những nước nắm giữ hầu hết cổ phẩn của IMF chính là người quyết định các chính sách của IMF.

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)