Diễn biến cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 56)

II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn

1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)

2.1.1.3 Diễn biến cuộc khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á khởi đầu từ Thái Lan, sau đó lan sang các nước láng giềng khác như Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc, v.v. Không dừng lại đó, cuộc khủng hoảng còn lan sang các khu vực khác như Nga, Brazil, ảnh hưởng đến Mĩ, Nhật và một số khu vực khác.

Thực tế ở Thái Lan, từ đầu năm 1997 đến tháng 3/1997, lo sợ các ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản, người dân và nhà đầu tư có đủ thông tin đã bắt đầu rút vốn của mình dưới dạng tiền mặt, buộc Chính phủ phải đóng cửa thị trường chứng khoán một ngày 3/3/1997 và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt. Chính phủ cũng công bố 10 công ty tài chính đang ở trạng thái không bình thường. Ngày 4-5/3/1997, hơn 21,4 tỷ Baht (820 triệu USD) đã được rút khỏi các ngân hàng và công ty tài chính. Cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng vọt chỉ sau một tháng. Ngày 25/6/1997, Chính phủ ra lệnh đóng cửa 16 công ty tài chính, nâng tổng số công ty tài chính bị đóng cửa lên 58/91 toàn quốc. Sự phá sản của ngân hàng, công ty tài chính và sự tăng vọt của tỷ giá hối đoái làm cho các doanh nghiệp đã kém hiệu quả càng bị thua lỗ, phá sản. Để duy trì tỷ giá hối đoái trong điều kiện cầu ngoại tệ tăng vọt, Chính phủ Thái đã buộc phải bán ngoại tệ, làm cho dự trữ ngoại tệ giảm mạnh từ 38,78 tỷ USD (tháng 6/1996) xuống còn 37,7 tỷ USD (tháng 12/1996) và 31,4 tỷ USD vào 30/6/1997. Ngày 2/7/1997 Chính

48

phủ Thái đã tuyên bố thả nổi đồng Baht. Ngay lập tức đồng Baht mất giá gần 50%. Tỷ giá tăng từ 25 Baht/ USD (tháng 6/1997) lên 56 Baht/USD (tháng 1/1998). Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời mức vốn hoá thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Ngày 11/8/1997, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ USD cho Thái Lan; ngày 20/8/1997, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ USD.

Khi đồng Baht buộc phải thả nổi vào ngày 2/7/1997 thì đồng tiền của những quốc gia có nền tảng kinh tế vĩ mô và cơ cấu xuất khẩu tương tự Thái Lan cũng sẽ là đối tượng tiếp theo. Các công ty nước ngoài rút vốn ồ ạt ra khỏi Thái Lan và việc tăng tỷ giá hối đoái mạnh làm cho hàng hoá xuất khẩu của Thái Lan trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng hoá xuất khẩu tương tự của các nước trong khu vực. Trước áp lực tâm lý do khủng hoảng ở Thái Lan đem lại và việc tiếp tục thâm hụt trầm trọng hơn cán cân vãng lai của Indonesia, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn ra khỏi Indonesia, gây áp lực tăng tỷ giá của đồng Rupiah so với USD. Chỉ trong 12 ngày đầu tháng 7/1997, Ngân hàng Indonesia đã phải bán 700 triệu USD để kìm giữ tỷ giá. Mặc dù tuyên bố nới lỏng biên độ dao động tỷ giá cho phép giữa Rupiah và USD từ 8% lên 12%, song cuối cùng, khi dự trữ ngoại tệ đã ngày một giảm sút, ngày 14/8/1997, Chính phủ Indonesia đã phải tuyên bố thả nổi đồng Rupiah. Tỷ giá hối đoái lập tức tăng lên 2870 Rupiah/ USD, đến 12/12/1997 đạt 5115 Rupiah/ USD, 10225 Rupiah/ USD (8/1/1998) và 17000 Rupiah/ USD (22/1/1998), tức tỷ giá tăng 600% trong vòng 6 tháng. Dự trữ ngoại tệ giảm từ 20,3 tỷ USD (30/9/1997) xuống còn 15,8 tỷ USD (31/3/1998). IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ USD, nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu USD tăng vọt. Tháng 9/1997 cả đồng Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Đến giữa tháng 12/1997, một nửa tài sản của hệ thống ngân hàng Indonesia bị mất do người dân và doanh nghiệp rút tiền. Sự phá sản của các ngân hàng cùng với sự tăng vọt tỷ

49

giá làm cho doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động lâm vào phá sản. Cho tới giữa năm 1998, khoảng 80% doanh nghiệp ở Indonesia phải ngưng hoạt động hoặc phá sản. Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến Chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng khiến giá hai mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng bùng phát. Riêng Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998, Tổng thống Suharto buộc phải từ chức. Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và USD vào khoảng 2000:1; nhưng trong thời kỳ khủng hoảng tỷ giá đã tăng lên tới mức 18.000:1.

Cuối năm 1996 và đầu năm 1997, Malaysia không đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán, vì tỷ lệ nợ ngắn hạn so với dự trữ ngoại tệ dưới 50%. Tuy nhiên, do đồng Ringgit năm 1996 cũng đã lên giá 26,6% so với năm 1991, tỷ giá hối đoái gần như cố định, thậm chí giảm liên tục 3 năm 1994, 1995, 1996, tài khoản vãng lai luôn thâm hụt, lãi suất trong nước cao, cho nên áp lực phải tăng tỷ giá là rất lớn. Lo sợ tác động dây chuyền của việc phá giá đồng Baht và đồng Rupiah, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu rút vốn là khoản cho vay ngắn hạn và tín dụng thương mại ra khỏi Malaysia. Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ngày 12/7/1997, Chính phủ Malaysia đã quyết định bán 1 tỷ USD để giữ tỷ giá hối đoái, đến 15/7/1997, tổng số ngoại tệ mà Ngân hàng Trung ương Malaysia đã phải bán là 3,4 tỷ USD. Ngày 21/4/1997, Ngân hàng Trung ương quyết định hạn chế đổi tiền, giới hạn tối đa 2 triệu USD cho một nhà đầu tư nước ngoài. Ngày 11/8/1997, Malaysia tuyên bố thả nổi tỷ giá, lập tức tỷ giá tăng vọt từ mức trên 2,5 Riggit/ USD (tháng 7/1997) lên 3,5 Ringgit/ USD (tháng 11/1997) và đạt 4,39 Ringgit/ USD (tháng 1/1998), tức tỷ giá tăng 75,5% trong vòng 6 tháng. Việc rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài cùng với việc giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Malaysia từ các nước Đông Nam Á khác đang bị khủng hoảng đã làm cho hàng loạt các doanh nghiệp lâm vào

50

phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp tất yếu kéo theo sự phá sản của các ngân hàng, do không đòi được nợ. Cuộc khủng hoảng đã làm phá sản hàng nghìn doanh nghiệp (6583 doanh nghiệp bị phá sản vào năm 1997, gấp 13 lần năm 1996), hơn 2/3 ngân hàng, công ty tài chính phải đóng cửa hoặc sáp nhập.

Hàn Quốc và Thái Lan đều tự khởi động quá trình khủng hoảng ở khâu yếu kém nhất của nền kinh tế mỗi nước. Nếu như yếu kém lớn nhất của Thái Lan là ở hệ thống ngân hàng thì yếu kém lớn nhất của Hàn Quốc lại nằm ở hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp mà nòng cốt là các chaebol. Ngay trước khủng hoảng đã có rất nhiều doanh nghiệp rơi vào phá sản như tập đoàn Woosing (đầu năm 1996), tập đoàn thép Hanbo (1/1997), tập đoàn thép Sammi (3/1997). Ngày 28/11/1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó là B2, góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm sụt giảm. Sự phá sản của tập đoàn thép Hanbo vào tháng 1/1997 và tiếp theo là của 14.000 doanh nghiệp trong năm 1997 đã kéo theo nhiều ngân hàng cũng bị phá sản. Hai chuỗi phá sản này làm các nhà đầu tư nước ngoài và dân chúng lo sợ, họ rút vốn, mua ngoại tệ, áp lực phá giá đồng Won tăng liên tục. Chính phủ phải bán 14 tỷ để giữ tỷ giá. Ngày 30/9/1997 tỷ giá hối đoái đạt 914,8 Won/USD, tăng 8% so với cuối năm 1996. Sau những nỗ lực để mở rộng giới hạn dao động tỷ giá tới 10%, ngày 14/12/1997, đồng Won được thả nổi. Ngày 23/12/1997, tỷ giá tăng vọt tới 2000 Won/USD, bằng 237% so với cuối năm 1996. Tỷ giá thả nổi làm cho nợ của các doanh nghiệp và ngân hàng càng lớn hơn, khiến họ càng lao vào phá sản.

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)