Trợ giúp tài chính

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 34)

II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn

1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)

1.2.2.2 Trợ giúp tài chính

Các hỗ trợ tài chính (cho vay) nhằm tạo ra cho các nước thành viên một khoảng an toàn cần thiết để tái ổn định cán cân thanh toán. Khoản vay của IMF sẽ làm giảm nhẹ quá trình điều chỉnh mà một số nước phải thực hiện để làm cho chi tiêu của các nước này phù hợp với thu nhập, và như vậy giải quyết được các khó khăn về cán cân thanh toán. Việc cho vay của IMF cũng nhằm hỗ trợ các chính sách, gồm cả các chính sách cải cách cơ cấu, cải thiện cán cân thanh toán và tăng trưởng theo hướng bền vững. Một chương trình thực hiện chính sách do IMF tài trợ được Chính phủ nước thành viên thiết lập với sự hợp tác chặt chẽ của Quỹ. Các quyết định tài trợ tiếp theo được đưa ra với điều kiện là chương trình phải được thực hiện hiệu quả.

27

Bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể tìm đến IMF để yêu cầu hỗ trợ tài chính khi họ có những khó khăn liên quan đến cán cân thanh toán quốc tế. Nếu không có các khoản vay từ IMF, các nước gặp khó khăn cán cân thanh toán có thể phải điều chỉnh một cách đột ngột hơn và thực hiện các biện pháp khác gây tác động xấu đến sự tăng trưởng của quốc gia và quốc tế. Các biện pháp đó có thể bao gồm các hạn chế về thương mại và thanh toán, giảm mạnh nhu cầu trong nước, hoặc làm giảm giá đồng tiền trong nước một cách rõ rệt. Khoản vay của IMF tạo điều kiện cho việc điều chỉnh các chính sách và cải cách mà quốc gia đó cần phải làm để lành mạnh hoá cán cân thanh toán và hồi phục nền kinh tế. Một nước thành viên gặp khó khăn về thanh toán có thể rút ngay lập tức từ IMF 25% số cổ phần thực đóng của mình bằng vàng hoặc bằng một đồng tiền có thể chuyển đổi. Nếu 25% cổ phần không đủ đáp ứng nhu cầu của mình, một thành viên gặp khó khăn lớn hơn có thể yêu cầu nhiều tiền hơn và có thể vay tổng cộng trong một vài năm với số tiền gấp 3 lần số cổ phần thực đóng. Trợ giúp tài chính thường là việc IMF cung cấp ngoại tệ chuyển đổi để tăng cường dự trữ ngoại tệ của nước thành viên đang gặp khó khăn, nhưng chỉ khi có cam kết của chính phủ cải cách các chính sách kinh tế, bởi những chính sách là nguyên nhân gốc gây ra vấn đề khó khăn trong cán cân thanh toán.

Khoản vay của IMF được thực hiện dưới hình thức dàn xếp (arrangement) nhằm kiểm soát các chính sách và phương tiện mà nước đi vay đồng ý thực hiện để giải quyết khó khăn trong cán cân thanh toán. Chương trình kinh tế theo sau sự dàn xếp đó được nước sở tại xây dựng với sự tư vấn của IMF và trình cho Hội đồng thường trực của Quỹ dưới dạng thư đề nghị (Letter of Intent). Khoản vay sẽ được giải ngân cho chương trình nếu thư được Hội đồng điều hành thông qua.

Ngoài ra, IMF cũng hoạt động tích cực trong việc giảm đói nghèo cho các quốc gia trên thế giới một cách độc lập hoặc trong sự hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức khác. Trong những năm qua, IMF đã

28

phát triển được nhiều công cụ cho vay (facility) phù hợp với tình trạng của mỗi quốc gia thành viên. Các nước nghèo có thể vay với lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển và xoá đói giảm nghèo PRGF (Poverty Reduction And Growth Facility) và Sáng kiến hỗ trợ các nước nghèo đang mắc nợ nặng nề HIPC (Heavily Indebted Poor Countries Initiative) dựa trên các nghiên cứu về chiến lược giảm đói nghèo PRSP (Poverty Reduction Strategy Papers) do nước sở tại tiến hành dưới sự cố vấn của các tổ chức xã hội và các đối tác phát triển bên ngoài, nhằm đưa ra một cơ cấu chính sách kinh tế - xã hội toàn diện phục vụ cho việc thúc đẩy phát triển và giảm đói nghèo. Khả năng vay của các nước thành viên phụ thuộc vào quota mà nước đó đóng góp cho IMF. Trong những năm gần đây, các khoản vay lớn nhất của IMF được thực hiện qua PRGF với lãi suất chỉ 0,5% và thời hạn từ 5,5 đến 10 năm.

Ngoại trừ PRGF, các công cụ cho vay khác của IMF đều sử dụng lãi suất thị trường, gọi là “rate of exchange”, dựa trên lãi suất SDR (Special Drawing Rights). SDR được tạo ra từ hệ thống ngân hàng quốc tế nhằm giải quyết sự dao động quá lớn giữa các đồng tiền. Giải pháp từ năm 1974 được sử dụng là tạo ra một giá trị tham chiếu quốc tế thông qua một tập hợp tiền tệ (basket of currencies), từ đó sự thay đổi của một đồng tiền không làm sai lệch nhiều tỷ giá giữa các đồng tiền khác. Tập hợp tiền tệ này được giảm từ 16 xuống còn 5 đồng tiền được xác định lại 5 năm một lần. Từ năm 1999, tập hợp tiền tệ chỉ còn 4 đồng tiền. Để tính giá trị của SDR so với đồng bản tệ, ví dụ X, người ta lấy tổng tỷ giá của X trên các đồng tiền trong tập hợp tiền tệ. Lãi suất SDR được điều chỉnh hàng tuần theo thay đổi của lãi suất ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ chính yếu.

Các khoản cho vay không ưu đãi được cung cấp thông qua 4 công cụ: Stand-by Arrangements (SBA), Extended Fund Facility (EFF), Supplemental Reserve Facility (SRF) và Compensatory Financing Facility (CFF).

- SBA được thiết lập để giúp giải quyết khó khăn về cán cân thanh toán trong ngắn hạn và cung cấp nguồn lực lớn nhất của IMF. Độ dài của

29

SBA thường từ 12 đến 18 tháng với thời hạn hoàn trả từ 2 năm 3 tháng đến 4 năm.

- EFF ra đời năm 1974 nhằm giúp đỡ các khó khăn kéo dài về cán cân thanh toán đòi hỏi phải cải cách cơ bản cơ cấu nền kinh tế. Các khoản dàn xếp thông qua EFF vì vậy kéo dài từ 3 năm trở lên với thời hạn hoàn trả từ 4 năm rưỡi đến 7 năm.

- SRF ra đời năm 1997 nhằm tài trợ ngắn hạn với quy mô lớn, xuất phát từ sự mất lòng tin thị trường đột ngột do các nền kinh tế mới nổi những năm 1990 làm các luồng vốn đầu tư bị rút về hàng loạt, đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính lớn hơn bất cứ hoạt động nào của IMF trước đó. Thời hạn hoàn trả vốn từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, có thể yêu cầu gia hạn 6 tháng.

- CFF được thiết lập năm 1963 nhằm hỗ trợ các nước có giá trị xuất khẩu giảm tạm thời hoặc chi phí nhập khẩu ngũ cốc tăng lên do giá hàng hoá thế giới biến động. Các điều kiện khác gần giống như công cụ SBA.

Ngoài ra, IMF cũng cung cấp các hỗ trợ khẩn cấp (emergency assistance) đối với các trường hợp gặp thảm hoạ thiên nhiên và xung đột vũ trang. Một vài trường hợp có thể được nhận các khoản cho vay ưu đãi. Thời hạn hoàn trả từ 3 năm 3 tháng đến 5 năm.

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)