II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn
1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)
1.2.2.3 Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo
IMF có lẽ là tổ chức nổi tiếng nhất về các tư vấn chính sách phát triển và việc cho vay dựa trên cơ sở chính sách cho các nước trong thời gian khủng hoảng kinh tế. Nhưng IMF cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nước thành viên bằng cách cung cấp trợ giúp kỹ thuật và đào tạo về nhiều lĩnh vực khác nhau, như nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, chính sách quản lý thuế và thống kê của Chính phủ. Mục tiêu là để tăng cường thiết lập và thực thi các chính sách kinh tế của các nước thành viên, gồm cả việc nâng cao kỹ năng trách nhiệm thể chế, cho các Bộ Tài chính và các Ngân hàng Trung ương. Trợ giúp kỹ
30
thuật bổ sung cho các tư vấn chính sách và hỗ trợ tài chính của IMF cho các nước thành viên chiếm khoảng 20% chi phí quản lý của IMF.
IMF bắt đầu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật vào giữa thập kỷ 1960 khi rất nhiều nước mới giành được độc lập tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc thành lập Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính. Sự dấy lên của hỗ trợ kỹ thuật khác nảy sinh vào đầu thập kỷ 1990 khi các nước Trung và Đông Âu cũng như các nước thuộc khối Liên Xô cũ bắt đầu chuyển đổi từ hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung sang hệ thống kinh tế định hướng thị trường. Gần đây nhất là khi IMF đã bắt đầu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật như một phần của nỗ lực củng cố kiến trúc của hệ thống tài chính quốc tế. Đặc biệt, IMF cũng đã và đang giúp đỡ các nước nâng cao hệ thống tài chính, cải thiện việc thu thập và phổ biến dữ liệu kinh tế và tài chính, củng cố hệ thống luật pháp và thuế, cũng như cải tiến các quy định điều tiết và giám sát ngân hàng. IMF cũng cung cấp rất hiều tư vấn hoạt động cho các nước để tái thiết lập các thể chế Chính phủ sau khi các nước có rối loạn xã hội hay chiến tranh.
Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được IMF cung cấp miễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết lập và thực thi các chính sách hiệu quả. Các hỗ trợ kỹ thuật này được thực hiện bằng nhiều cách: có thể thông qua các nhân viên dưới hình thức công tác kỳ hạn hoặc bổ nhiệm chuyên gia từ vài tuần tới vài năm (nếu việc sử dụng chuyên gia kéo dài, các nước có thể được yêu cầu đóng góp tài chính). IMF cũng cung cấp các hỗ trợ dưới hình thức báo cáo chẩn đoán kỹ thuật (diagnostic), các khoá đào tạo, hội thảo, thảo luận chuyên đề, tư vấn trực tuyến từ trụ sở của Quỹ.
IMF cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo chủ yếu trong 4 lĩnh vực sau: + Củng cố khu vực tài chính và tiền tệ thông qua việc tư vấn về quy định điều tiết, giám sát và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các hoạt động quản lý ngoại hối, hệ thống thanh toán bù trừ, cũng như cơ cấu và sự phát triển của các Ngân hàng Trung ương;
31
+ Hỗ trợ các chính sách và quản lý tài khoá vững mạnh thông qua tư vấn về các chính sách, quản lý thuế và hải quan, lập ngân sách, quản lý chi ngân sách, thiết kế hệ mạng lưới an sinh xã hội, và quản lý nợ trong và ngoài nước;
+ Biên soạn, quản lý và phổ biến các dữ liệu thống kê và cải tiến chất lượng của dữ liệu.
+ Soạn thảo và rà soát khuôn khổ luật pháp về kinh tế và tài chính.
Hình 1.3: Trợ giúp kỹ thuật theo khu vực (năm tài khoá 2001)
Ch©u Phi 27% Ch©u ¢u 29% Trung §«ng 11% Ch©u ¸ 23% Ch©u MÜ Latinh vµ Caribbean 10% Nguồn: [34, tr. 35]
Các hỗ trợ về đào tạo kỹ thuật được IMF triển khai theo vùng với hai trung tâm hỗ trợ kỹ thuật đã được thiết lập ở Thái Bình Dương và Caribbe. Trung tâm thứ 3 được mở tại Đông Phi vào năm 2002 với mục tiêu có 4 trung tâm khác tại vùng Hạ Sahara châu Phi. Bên cạnh việc cung cấp các khoá đào tạo tại trụ sở, IMF cũng tổ chức các khoá học và hội thảo tại các học viện hoặc chương trình của từng nước hoặc từng khu vực. Hiện nay IMF có 4 trung tâm đào tạo tại các khu vực châu Mỹ La tinh (Brazil), Châu Phi (Tunisia), Singapore và Áo. IMF còn tổ chức các chương trình đào tạo song phương, đặc biệt là với Trung Quốc và Quỹ tiền tệ Arab (Arab Monetary Fund).
32