Quan điểm, nhận định của IMF về cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 66)

II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn

1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)

2.1.2.1 Quan điểm, nhận định của IMF về cuộc khủng hoảng

Cho đến nay đã có nhiều quan điểm nhận định khác nhau về tính chất của cuộc khủng hoảng khu vực. Có quan điểm cho rằng đây thuần tuý là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, mà nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất là do những yếu kém trong quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, đặc biệt là chế độ tỷ giá hối đoái và vấn đề đầu tư. Quan điểm này cũng trùng hợp với những nguyên nhân được Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính ASEAN nêu ra trong cuộc họp tại Malaysia ngày 2/2/1997. Cũng có quan điểm cho rằng đây

58

là cuộc khủng hoảng chu kỳ gắn với khủng hoảng cơ cấu. Đại diện cho các quan điểm này là Lester Thuron và Paul Krugman. Thậm chí lại có quan điểm cho rằng thực chất đó là một cuộc khủng hoảng về mô hình gắn với những nhược điểm của “các giá trị châu Á”, được nêu ra bởi Fukuyama. Từ những dấu hiệu báo trước, diễn biến, quy mô, tác động và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, chúng ta có thể thấy chiều hướng của cuộc khủng hoảng không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, mà còn lan sang các vấn đề về thể chế nhà nước, cơ cấu kinh tế, thậm chí ở một số nước như Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan còn có thể xảy ra bạo loạn, mất ổn định về chính trị. Tuy nhiên, hiện chưa có điều kiện để khẳng định cuộc khủng hoảng này là sự sụp đổ của mô hình Đông Á. Song cũng không thể đơn giản chỉ cho rằng cuộc khủng hoảng khu vực là khủng hoảng tài chính - tiền tệ và nguyên nhân chủ yếu là do chế độ tỷ giá. Theo quan điểm của IMF và nhiều nhà phân tích, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á được đặc trưng bởi 3 tính chất sau:

Thứ nhất, giống như cuộc khủng hoảng những năm 1980 tại Mĩ La tinh và cuộc khủng hoảng Mexico năm 1994, về thực chất cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 là một cuộc khủng hoảng cơ cấu và được xảy ra đầu tiên ở khâu yếu nhất của nó là lĩnh vực tài chính - tiền tệ, chứ không phải là khủng hoảng chu kỳ hay sự đổ vỡ một mô hình phát triển nào. Nói cách khác, những biểu hiện khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ và những sai lầm trong quản lý là “tảng băng nổi” thể hiện những mất cân đối và mâu thuẫn trong cơ cấu kinh tế - xã hội của các nước Đông Á trong thời gian qua. Cuộc khủng hoảng khởi phát từ lĩnh vực tài chính - tiền tệ và cũng sẽ được khắc phục chủ yếu nhờ những giải pháp nhằm lành mạnh hoá và hoàn thiện hệ thống tài chính - tiền tệ của mỗi khu vực.

Thứ hai, cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế sâu sắc về những nguyên nhân, các tác động lan truyền lẫn những nỗ lực nhằm vượt qua khủng hoảng Tính chất quốc tế còn thể hiện ở những thông điệp cảnh báo chung mà nó

59

đưa ra cho các nước đang phát triển về chính sách tài chính - tiền tệ trong quá trình CNH và phát triển đất nước.

Thứ ba, cuộc khủng hoảng diễn ra theo tính chất làn sóng, lan toả, sau đó ảnh hưởng định chế lẫn nhau và bắt đầu từ những chấn động tại các “trung tâm nhạy cảm”, di chuyển đến những khu vực khác trên thế giới. Cú sốc tỷ giá ngày 2/7/1997 bùng nổ tại Thái Lan, qua Philippines rồi Indonesia, sang Hàn Quốc và Nhật Bản, ảnh hưởng tới Singapore, Hồng Kông, Đài Loan. Sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở Thái Lan với hàng loạt cú tấn công có tính chất đầu cơ vào đồng Baht, sự lây nhiễm đã lan sang các nền kinh tế khác trong khu vực. Khi sự lây nhiễm lan truyền sang Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới, khả năng không trả được nợ của Hàn Quốc làm nảy sinh mối đe doạ tiềm tàng đối với hệ thống tiền tệ quốc tế. Xu hướng chuyển dịch các trung tâm khủng hoảng tới cả những khu vực khác như Mĩ, EU, Nga, Brazil v.v, mà càng về sau càng phát tán những mầm mống lây nhiễm rộng và sâu sắc hơn, kéo theo những tổn thất và đòi hỏi sự phối hợp quốc tế rộng lớn và mạnh mẽ hơn, tốn kém hơn với thời gian khắc phục dài hơn.

Như vậy, theo nhận định, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á thực chất vẫn là do nguyên nhân bên trong mỗi quốc gia, song tính chất của cuộc khủng hoảng lại mang tính quốc tế sâu sắc, có sức lan toả rộng rãi.

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)