Cải thiện hệ thống tài chính quốc gia

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 73)

II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn

1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)

2.2.2 Cải thiện hệ thống tài chính quốc gia

Ngoài biện pháp kêu gọi hỗ trợ tài chính trong và ngoài nước, sau khi thả nổi đồng nội tệ và thực hiện nhiều biện pháp tình thế, tập trung tấn công vào giới đầu cơ, Chính phủ các nước đã đưa ra những chính sách khắc phục khủng hoảng của mình. Do “uống thuốc” của IMF và do những thúc bách từ bên trong, các nước bị khủng hoảng trong khu vực đều coi việc tăng năng lực tài chính và lành mạnh hoá khu vực tài chính là điều kiện tiên quyết cho ổn định và phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Thái Lan đã đóng cửa 58 công ty tài chính “có vấn đề” về khả năng thanh toán. Cả Indonesia và Hàn Quốc cũng đóng cửa hàng chục ngân hàng ốm yếu trong nước. Các giải pháp sáp nhập (kể cả các ngân hàng quốc doanh như ở Indonesia) hoặc tìm cách tăng vốn pháp định, tăng dự trữ rủi ro… được triển khai mạnh hơn. Thái Lan còn cho phép chứng khoán hoá các khoản nợ ngân hàng nhằm cải thiện khả năng tiền mặt của ngân hàng và làm tăng lưu chuyển vốn xã hội. Các hoạt động bảo hiểm tiền gửi, tiền cho vay, các thủ tục thế chấp, các giới hạn cho vay tối đa mỗi ngành (20% như ở Thái Lan và Philippines) và phát triển các trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng được áp dụng triệt để. Ngoài các thương lượng gia hạn nợ giữa các con nợ với chủ nợ, chính phủ Thái Lan còn tăng phát hành chứng khoán nhằm hỗ trợ mua lại nợ khó đòi của các ngân hàng (theo tỷ lệ chiết khấu 25%); hỗ trợ tín dụng cho người mua để làm tăng cầu trên thị trường bất động sản, giúp cho các con nợ tăng khả năng trả nợ. Thị trường tài chính các nước khủng hoảng cũng được mở cửa rộng hơn cho đầu tư nước ngoài. Hầu hết các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc đều xoá bỏ các giới hạn cổ phần dưới 50% của các nhà đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá các thủ tục, cho phép đầu tư nước ngoài tham dự nhanh, rộng và sâu hơn vào các khu vực kinh tế - tài chính đất nước. Các cơ sở ngân hàng quốc tế ở Thái Lan được phép giảm mức tối thiểu cho các nhà xuất khẩu vay từ 2 triệu USD

65

xuống còn 500.000 USD, được mua không hạn chế các hoá đơn xuất khẩu tính bằng ngoại tệ của các công ty địa phương, được bảo lãnh nợ cho các khoản nợ bằng ngoại tệ, kể cả nợ vay bằng thư tín dụng (LC) mà khách hàng địa phương vay của các ngân hàng thương mại Thái Lan hoặc của nước ngoài. Hàn Quốc cũng triển khai những biện pháp nhằm tăng cường quyền lực của các cổ đông nhỏ, bãi bỏ tệ nạn quan liêu và những hạn chế đối với việc mua lại, sáp nhập các công ty và mua bán bất động sản của các nhà đầu tư nước ngoài, bãi bỏ những hạn chế đầu tư nước ngoài vào các công ty lớn của Hàn Quốc (những trường hợp mà chủ dự án có vốn cổ phần nước ngoài từ 1,26 tỷ USD trở lên sẽ được tự động tiến hành không cần qua phê duyệt của Chính phủ).

Những giải pháp tài chính khắc khổ và thận trọng hơn nhằm điều chỉnh cơ cấu ngân sách, tăng cường hiệu quả vốn đầu tư xã hội, tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu của nền kinh tế, đề cao khu vực tư nhân và nâng cao năng lực thể chế, điều hành vĩ mô của Chính phủ được triển khai phổ biến và cũng là những kế sách lâu dài của các nước bị khủng hoảng. Nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xã hội, cải thiện khả năng xuất khẩu của mình, Thái Lan một mặt tiếp tục tăng đầu tư vào những sản phẩm xuất khẩu truyền thống để cải thiện công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, mặt khác tích cực và mạnh dạn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, tìm kiếm và định hình những mặt hàng xuất khẩu mới. Các cố gắng cải cách chính sách thuế khoá và chính sách giáo dục đi đôi với quá trình xúc tiến tư nhân hoá cũng được đề cao. Nhìn chung, Thái Lan, Malaysia và các nước khác đều có thái độ thận trọng và khắt khe hơn đối với những dự án đầu tư ngân sách lớn, dài hạn, có tỉ lệ thu hồi vốn thấp, phụ thuộc và làm tăng nợ bằng ngoại tệ mạnh. Chính phủ gác lại những dự án chưa thật cần thiết, quản lý luồng vốn vay thương mại. Đồng thời, chính phủ các nước đều phát động các phong trào tiết kiệm, đóng góp của các khu vực dân cư và doanh nghiệp, tăng phát hành trái phiếu nhà nước để huy động vốn cho các công trình quan trọng, khuyến khích các dự án đầu tư tư nhân hoặc sự tham gia của tư nhân

66

vào các dự án nhà nước nhằm giảm tỷ lệ đầu tư ngân sách. Chính phủ tăng cường kiểm soát để loại bỏ các khoản tín dụng không hoặc kém hiệu quả; làm tăng tính cạnh tranh giữa các thể chế tài chính, tăng khả năng cập nhật, chính xác hoá và công khai hoá thông tin kinh tế - tài chính, tăng chất lượng các dự báo kinh tế và tăng cường sự kiểm soát, giám sát tài chính vĩ mô, kể cả từ phía các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, mỗi nước đều có mối quan tâm riêng đến việc khắc phục các hậu quả xã hội của khủng hoảng: ổn định giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trợ giúp thất nghiệp, đào tạo lại nhân lực…

2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CHÂU Á VỚI IMF TRONG VẤN ĐỀ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)