- Tốc độ tăng tín dụng cho nền kinh tế
3.2.1.3 Chủ động xây dựng và cải cách hệ thống tài chính quốc gia
Có thể thấy rằng hầu hết nước bị khủng hoảng nặng nề nhất trong năm 1997-1998 là những nước có hệ thống tài chính yếu kém. Những nước này được đặc trưng bởi tỷ lệ nợ xấu cao trong các ngân hàng và tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cao trong các doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ nợ xấu cao do bùng nổ cho vay quá mức trước đó đã dẫn tới sự phá sản của các định chế tài chính và làm mất niềm tin đối với các nhà đầu tư. Tình trạng vỡ nợ của một hay hai định chế tài chính lớn có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ các định chế tài chính khác trong nền kinh tế và đem lại một thời kỳ suy thoái nghiêm trọng như những gì đã xảy ra ở Thái Lan và một số nước Đông Á khác. Nếu như đồng tiền nội địa bị tấn công bởi đầu cơ, cơ quan tiền tệ quốc gia có thể nâng lãi suất để bảo vệ đồng tiền. Tuy nhiên, do yếu kém trong hệ thống tài chính và do lo sợ tình trạng phá sản tiếp diễn, chính phủ Thái Lan đã không thể tiếp tục tăng lãi suất và ngăn chặn những đợt tháo chạy tiền tệ. Trái lại, Hồng Kông lại tỏ ra rất thành công trong việc chống lại đầu cơ tiền tệ bằng cách gia tăng lãi suất. Nhân tố chính khiến cho Hồng Kông có thể làm được điều này là nước này có một hệ thống tài chính đủ mạnh mà không sợ việc tăng lãi suất sẽ làm phá sản các định chế tài chính và doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm này có thể rút ra bài học đầu tiên rằng một hệ thống tài chính lành mạnh và đủ mạnh là chìa khoá cho tăng trưởng bền vững.
116
Để xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh trước hết cần tập trung vào các giải pháp sau:
Nhóm chính sách tài khoá
Nhóm chính sách này yêu cầu phải duy trì tỷ lệ thâm hụt NSNN ở mức hợp lý. Tiêu chuẩn quốc tế là thâm hụt NSNN không quá 3-5% GDP. Không bù đắp thâm hụt bằng biện pháp phát hành tiền mà dùng biện pháp vay trong nước và vay nước ngoài. Tuy nhiên nếu thâm hụt NSNN lớn quá mức thì sẽ tăng gánh nặng nợ nần của quốc gia, khiến quốc gia có thể lâm vào cuộc khủng hoảng nợ như các nước Mĩ La tinh. Để giảm thâm hụt ngân sách cần cải cách hệ thống thuế, phí và lệ phí nhằm tăng nguồn thu ngân sách, chống thất thu, mặt khác cơ cấu lại chi ngân sách cho hợp lý, tránh lãng phí. Tất nhiên, việc cải cách hệ thống thuế, phí và lệ phí phải được đặt trong bối cảnh tổng thể của việc giảm thuế theo lộ trình của WTO và AFTA. Ngoài ra, biện pháp quan trọng hơn là cần khuyến khích, đầu tư, phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có hàm lượng công nghệ với giá trị gia tăng cao. Bước đầu chuyển đổi cơ cấu thu - chi NSNN theo hướng duy trì các quan hệ cân đối tài chính hợp lý, xác định tỷ lệ cần thiết giữa tỷ lệ động viên từ nền kinh tế vào NSNN với tỷ lệ tích luỹ tái sản xuất tại khu vực doanh nghiệp; giữa các tỷ lệ thu, chi, bội chi NSNN. Trong cơ cấu chi NSNN cần xác lập được các quan hệ cân đối cần thiết giữa các tỷ lệ chi ngân sách cho đầu tư, phục vụ định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững với tỷ lệ chi thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hợp lý của bộ máy nhà nước và chi trả nợ, dự trữ, dự phòng. Đồng thời, từng bước chuyển những nội dung chi tiêu không thuộc phạm vi chức năng của NSNN sang khu vực doanh nghiệp và dân cư.
Về thu ngân sách: Có thể nói hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết của
AFTA và WTO, trong ngắn hạn sẽ trực tiếp làm giảm nguồn thu NSNN nước ta trên các mặt: (i) Thu ngân sách biến động cả tăng và giảm do việc cắt giảm thuế nhập khẩu và tổng lượng hàng hoá nhập khẩu tăng; (ii) Môi trường kinh doanh được cải thiện sẽ là cơ sở thúc đẩy các hoạt động kinh tế ngày càng sôi động hơn, điều đó làm tăng cơ sở nộp thuế thúc đẩy tăng nguồn thu cho NSNN;
117
(iii) Những diễn biến giá cả thế giới (nhất là giá những mặt hàng chủ yếu là đầu vào của sản xuất trong nước như xăng dầu và các vật tư nguyên liệu chính luôn tăng mạnh) tác động đến NSNN theo nhiều hướng khác nhau. Hội nhập quốc tế trực tiếp làm giảm các nguồn thu từ thuế XNK của NSNN nhưng bù lại, nhờ việc giảm thuế nhập khẩu mà thị trường trong nước sẽ sôi động hơn, tổng lượng hàng hoá tiêu dùng sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc gia tăng cơ sở tính thuế tiêu thụ (thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt). Cùng với tiến trình giảm thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường ra nước ngoài hơn (do được đối xử tương ứng với việc giảm thuế nhập khẩu). Từ đó, thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp xuất khẩu và thu nhập của các doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu cũng như các hoạt động buôn bán trung gina phục vụ xuất khẩu tăng lên. Điều đó làm tăng thu NSNN một cách bền vững hơn là dựa vào thuế XNK. Như vậy, trong ngắn hạn, giá tăng và hội nhập quốc tế có thể làm giảm thu NSNN, nhưng trong dài hạn, chúng sẽ củng cố sự bền vững cho NSNN.
Bên cạnh đó, nhằm lành mạnh hoá thu NSNN cần có biện pháp giảm thiểu tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế, đòi hoàn thuế VAT bất hợp pháp. Trong thời gian tới, chúng ta cần cải cách hệ thống thuế theo hướng mở rộng diện thu thuế, giảm thuế suất, triển khai có hiệu quả Luật thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản, đơn giản hoá các quy trình thu nộp thuế, thống nhất quản lý phí và lệ phí.
Về chi ngân sách: Quan trọng nhất trong cơ cấu chi NSNN là thực hiện
ngân sách cứng để các DNNN tự hạch toán kinh doanh, đảm bảo có lãi. Nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không được phép, không muốn hay không thể đầu tư. Để làm được việc đó, NSNN cần chuyển đổi hướng ưu tiên chi đầu tư phát triển sang ưu tiên chi thường xuyên, đảm bảo đủ ngân sách chi cho khu vực hành chính để khu vực này sống và làm việc một cách hiệu quả, trong sạch. Cải cách hành chính phải đi liền với đổi mới quy mô và cơ cấu chi NSNN, nhất là phần cấp cho khu vực hành chính. Báo cáo kiểm toán năm 2006 cho thấy thu và chi NSNN, đặc biệt
118
là chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản có vấn đề sai phạm. Do đó, ngoài việc nâng cao trách nhiệm cá nhân, đề ra cơ chế xử lý hậu kiểm toán rõ ràng, cần tăng cường giám sát hơn nữa với những cơ quan sử dụng ngân sách
Nhóm chính sách vay nợ
Toàn cầu hoá tài chính trong giai đoạn ngày nay đòi hỏi phải tăng tính linh hoạt về tài khoá. Tính linh hoạt trong chính sách tài khoá đòi hỏi phải kiểm soát cho bằng được tỷ trọng các khoản nợ quốc gia. Đã đến lúc quá muộn để Chính phủ xây dựng chính sách thẩm định và phân tích nợ một cách minh bạch. Các khoản nợ quốc gia cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, bởi đã có quan điểm cho rằng tuy nợ quốc gia vẫn đạt ngưỡng an toàn nhưng khả năng trả nợ sau này lại là một vấn đề lớn do hiệu quả sử dụng các khoản nợ nước ngoài là không cao.
Bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua cho thấy Chính phủ cần có các biện pháp kiểm soát khối lượng và cơ cấu vay nợ nước ngoài, đặc biệt là nợ ngắn hạn, kể cả nợ khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Mọi khoản vay nợ nước ngoài cần được theo dõi bởi các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ, tránh việc vay nợ tràn lan do các điều kiện vay nợ quá dễ dãi từ kết quả của tự do hoá tài chính, nhất là việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Một hệ thống tài chính lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn trong nước, vào việc phát huy nội lực chứ không thể phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài, mặc dù các nguồn vốn này rất quan trọng. Chính vì vậy, chính sách vay nợ cần thận trọng, giữ tỷ lệ nợ so với GDP, tỷ lệ nợ so với kim ngạch xuất khẩu ở mức an toàn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường dự trữ ngoại hối đủ để sẵn sàng đối phó với những biến động của dòng vốn.
Nhóm cải cách hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Ngoài nhiệm vụ tăng tiềm lực tài chính cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng, làm sạch bảng cân đối của các ngân hàng qua xử lý nợ quá hạn như đã nói ở trên, việc tăng cường kiểm soát cho vay, xử lý vấn đề thế chấp và bảo
119
đảm tiền vay, nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng… là hết sức cần thiết và cấp bách. Một mặt, cần tách rời giữa cho vay thương mại và cho vay chính sách, chấm dứt tình trạng can thiệp của các cấp chính quyền vào cho vay thương mại. Mặt khác, vay thương mại cần đặt trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế, gắn trách nhiệm của người cho vay với hiệu quả của dự án vay từ khâu thẩm định, phê duyệt, cấp tín dụng cho đến khi dự án hoàn thành và vốn được hoàn trả đầy đủ. Hoàn thiện chế độ và cơ chế thế chấp, tín chấp, giải quyết tài sản thế chấp, cầm cố sẽ giúp cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng xử lý hậu quả đổ vỡ các hợp đồng tín dụng nhanh nhạy và ít tốn kém hơn, phục hồi tài sản đã mất để tiếp tục hoạt động. Duy trì các quỹ phòng ngừa rủi ro và bảo đảm tiền gửi không chỉ củng cố niềm tin của khách hàng vào hệ thống tín dụng mà còn cung cấp thêm những công cụ giúp cho toàn bộ hệ thống này hoạt động lành mạnh hơn. Ngoài ra, cần tăng cường năng lực giám sát hệ thống ngân hàng, không để xảy ra những sai phạm liên tục và kéo dài. Kỷ luật tài chính được củng cố trên cơ sở công khai hoá các báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định kiểm toán bắt buộc hàng năm và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ là biện pháp góp phần ngăn chặn các biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trong quá trình toàn cầu hoá tài chính, đặc biệt là với những diễn biến gần đây trên thị trường, hệ thống ngân hàng cần tranh thủ gia tăng vốn điều lệ của mình. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần lợi dụng mở rộng tín dụng do dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào để đẩy mạnh hoạt động ngân hàng và tăng tính đàn hồi trong hoạt động của hệ thống NHTM. Việc cổ phần hoá các NHTM nhà nước cần phải có những bước đi đột phá để tăng vốn tự có nhằm tạo ra thiết bị giảm sốc hữu hiệu có khả năng chống đỡ với những cú sốc từ quá trình hội nhập.
Nhóm kiểm soát thị trƣờng tài chính
Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy thị trường tài chính (TTTC) đặc biệt nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương trước
120
những tác động bên trong cũng như bên ngoài. Tính lành mạnh của TTTC được đảm bảo bằng khả năng kiểm soát biến động của các loại giá trên TTTC (tỷ giá, lãi suất, giá chứng khoán), khối lượng giao dịch và động thái luân chuyển của các dòng vốn, không để các biến động đó làm náo loạn, ảnh hưởng xấu tới hệ thống tài chính quốc gia. Bên cạnh các công cụ tài chính như sử dụng dự trữ (ngoại tệ, nội tệ, chứng khoán), nghiệp vụ thị trường mở, thuế, phí… còn có thể sử dụng các công cụ hành chính khi thực sự cần thiết như tạm thời đóng cửa Sở GDCK, thay đổi các điều kiện niêm yết, quy định giới hạn tham gia thị trường, tạm thời dừng giao dịch một số loại chứng khoán hay siết chặt các điều kiện chuyển đổi tiền tệ, cấm chuyển vốn ra nước ngoài, cố định tỷ giá… để can thiệp vào thị trường, củng cố và duy trì sự lành mạnh, tránh khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Malaysia đã áp dụng tương đối thành công các giải pháp lành mạnh hoá TTTC đối phó với nạn đầu cơ và khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Biện pháp hữu hiệu để chống lại lũng đoạn và đầu cơ trên TTTC là thiết lập hệ thống giám sát có hiệu quả TTTC và tiến hành tự do hoá có trình tự, tránh nóng vội mở cửa khi khả năng kiểm soát và tiềm lực còn yếu. Tuy nhiên mức độ kiểm soát như thế nào là hợp lý để vừa đảm bảo loại trừ những yếu tố rủi ro, vừa có tác động tích cực đối với sự phát triển của TTTC hoàn toàn phụ thuộc vào những nhân tố nội tại hay thực lực bên trong của mỗi quốc gia.
Nhóm cải cách và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp
Kết quả kiểm toán NSNN năm 2005 cho thấy nhiều doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ kéo dài, 4/19 (21%) đơn vị được kiểm toán kinh doanh thua lỗ trong năm 2004 với tổng số lỗ là 124 tỷ đồng, 11/19 (58%) đơn vị có lỗ luỹ kế với tổng số lỗ luỹ kế đến 31/12/2004 lên tới 1.058 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp được kiểm toán rất thấp (TCty Vật liệu Xây dựng số 1 là 0,18%, TCty Công nghiệp Tàu Thuỷ 0,42%, TCty Xây dựng công trình giao thông 4 là 0,45%, TCty Dệt may Việt Nam 0,8%) [69]. Những con số trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt khu vực DNNN rất thấp và nợ đọng lớn.
121
Ngoài các biện pháp xử lý triệt để nợ của doanh nghiệp (kể cả nợ phải thu và nợ phải trả), cần có biện pháp tăng vốn và cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp nhằm giảm tỷ lệ nợ trên vốn tự có, đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, các hình thức giao bán khoán cho thuê doanh nghiệp, chấm dứt các hình thức bao cấp về tài chính cho DNNN, tập trung hoàn thiện Luật Phá sản. Kế toán doanh nghiệp cần được áp dụng rộng rãi và tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời nâng dần số doanh nghiệp được kiểm toán hàng năm, trước hết là đối với khu vực DNNN.
Nhóm tăng cƣờng giám sát và công khai hoá tài chính
Củng cố hoàn thiện giám sát tài chính, cả giám sát từ xa và thanh tra, kiểm tra tại chỗ. Hệ thống giám sát tài chính mạnh và hiệu quả là đảm bảo vững chắc cho sự lành mạnh của hệ thống tài chính. Công khai tài chính vừa là biểu hiện của hệ thống tài chính lành mạnh, vừa là công cụ đảm bảo cho sự lành mạnh đó. Chính vì vậy, một mặt, cần cải thiện tính minh bạch về thông tin và đẩy mạnh bắt buộc công khai hoá tài chính đối với các định chế tài chính và khu vực kinh doanh, mặt khác, cần có các biện pháp kinh tế và hành chính để khuyến khích mọi đối tượng thực hiện công khai hoá tài chính. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống thông tin tài chính và hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán sẽ giúp cho việc giám sát và công khai tài chính hiệu quả, thiết thực hơn.
Đối với cấp khu vực và quốc tế, Việt Nam cần tranh thủ mối quan hệ mật thiết với các nước láng giềng trong khu vực, các nước có mối quan hệ tốt với nước ta và một số tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB để có thể học hỏi, tìm hiểu kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực giám sát hệ thống tài chính