II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn
1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)
3.1 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
3.1.1 Tiến trình mở cửa, tự do hoá tài chính và hội nhập tài chính quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Trước năm 1986, do nhận thức đơn giản về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường xây dựng CHXH, Việt Nam đã xây dựng nền kinh tế theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó, các quan hệ hàng hóa - tiền tệ về cơ bản không được thừa nhận trên thực tế. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hệ thống tài chính của Việt Nam là một hệ thống tài chính yếu kém, lạc hậu, với những đặc trưng chủ yếu sau:
Một là, do không thừa nhận thị trường nên hệ thống tài chính của Việt
Nam không có thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Hai là, hệ thống ngân hàng một cấp thuộc sở hữu Nhà nước là trung gian
tài chính duy nhất. Đó là hệ thống ngân hàng vừa có chức năng của Ngân hàng Trung ương, vừa là ngân hàng thương mại; vừa quản lý lưu thông tiền tệ, vừa bao cấp vốn - tín dụng cho nền kinh tế.
Ba là, hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chịu sự chi phối của hệ thống kế hoạch và mệnh lệnh của Nhà nước.
Trước năm 1988, Việt Nam chỉ có một ngân hàng với ba chi nhánh đặc biệt (Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Ngoại thương và Quỹ tiết kiệm), có chi nhánh ở các tỉnh, thành. Nó vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng trực tiếp cho vay vốn đối với nền kinh tế, vừa quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng. Với tính chất đa chức năng của Ngân hàng Nhà nước và sự độc quyền trong hoạt động ngân hàng của Nhà nước đã khiến cho ngân hàng chỉ còn là cơ quan thực hiện các quyết định của Nhà nước về tiền tệ.
81
Thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế khởi xướng từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển đối từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Quá trình này bắt đầu từ việc xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng 2 cấp và thị trường tài chính nhằm tạo ra một khu vực tài chính lành mạnh và hiệu quả, đảm bảo tự do trong khu vực tài chính của Việt Nam.
Đổi mới hệ thống ngân hàng
Trước năm 1988, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hoạt động chủ yếu để phục vụ cho cơ chế kế hoạch tập trung. Đặc điểm cơ bản của hệ thống tài chính ngân hàng trong giai đoạn này là hệ thống ngân hàng đơn cấp, hoạt động chủ yếu để phục vụ các doanh nghiệp nhà nước theo các chỉ thị của Chính phủ. Năm 1988, theo Nghị định 53 (tháng 3/1988), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chuyển từ hệ thống đơn cấp, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng quốc doanh sang hệ thống hai cấp, trong đó chức năng quản lý của Ngân hàng Trung ương được tách riêng và chức năng kinh doanh được trao cho các ngân hàng thương mại mới.
Tháng 5 năm 1990, với việc ra đời của hai Pháp lệnh Ngân hàng (sau này là hai luật về ngân hàng), một hệ thống pháp luật về ngành ngân hàng đã được xây dựng nhằm tạo lập những khuôn khổ pháp lý ban đầu cho sự vận hành của hệ thống ngân hàng mới. Sau gần 2 thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn phát triển đáng lưu ý: (i) Giai đoạn đầu 1990-1996 là sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng - tài chính trong giai đoạn đầu “bung ra” của thời kỳ chuyển đổi; (ii) Giai đoạn tiếp theo từ 1997 đến nay là củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng. Thực tế cho thấy, một sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, bắt đầu từ diện rộng - số lượng và loại hình, chuyển sang theo chiều sâu - năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro, số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - tài chính, hiệu quả kinh doanh, với mức độ tập trung hoá ngày
82
càng cao nhờ ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của công nghệ tin học và khoa học quản lý vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tính đến cuối năm 2006, đã có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN), 1 Ngân hàng Chính sách, 1 Ngân hàng Phát triển, 36 Ngân hàng thương mại Cổ phần (NHTMCP), 5 Ngân hàng liên doanh, 31 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chưa kể một số lượng đáng kể các TCTD phi ngân hàng và một hệ thống gần một ngàn Quỹ Tín dụng Nhân dân cùng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm ngân hàng - tài chính [29]. Trong khối ngân hàng, các NHTMCP là khu vực hoạt động có hiệu quả nhất, với tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân từ 48-50%, tốc độ tăng trưởng vốn huy động đạt từ 45-60%, tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 35-50%, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân (ROE) khá cao, tỷ lệ nợ xấu chỉ dao động trong khoảng 1-1,2% [29, tr.37]. Khu vực ngân hàng nước ngoài (dưới các hình thức chi nhánh hoặc liên doanh) là khu vực đang tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng và nó cũng là nhân tố thúc đẩy những ngân hàng nội địa tích cực đổi mới và hoạt động có hiệu quả hơn.
Các công ty tài chính được thành lập khá muộn ở Việt Nam, hiện tại có 6 công ty tài chính đang hoạt động với mức vốn điều lệ bình quân khoảng 78-80 tỷ đồng (trừ Công ty Tài chính Tàu thuỷ với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng). Các công ty tài chính được phép huy động vốn có kỳ hạn từ 1 năm trở lên và cho vay mọi kỳ hạn theo quy định của NHNN, được phép cầm cố tín phiếu, trái phiếu và tham gia hoạt động ngoại hối dưới sự cho phép của NHNN.
Các công ty cho thuê tài chính bên cạnh chức năng cho thuê, mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính còn thực hiện các chức năng vay và cho vay tín dụng tương tự như các công ty tài chính. Trên cả nước hiện có tổng số 10 công ty cho thuê tài chính với số vốn điều lệ trung bình từ 100-150 tỷ đồng [29, tr.37].
83
Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh tiền tệ trong hệ thống còn có các văn phòng đại diện của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và các quỹ đầu tư phát triển khác.
Cùng với đổi mới mô hình tổ chức của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã tiến hành hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, thận trọng để ổn định lãi suất, tỷ giá, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt nhằm giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán, ổn định lãi suất thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các TCTD.
Hình thành và phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam
Cùng với quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính (TTTC) cũng dần được cải cách theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo phân bổ hiệu quả và an toàn các nguồn lực tài chính. Chủ trương thành lập TTTC được thực hiện từ năm 1993, theo Quyết định số 132/QĐ - NH14 ngày 10/7/1993 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Sau hơn 15 năm cải cách, TTTC Việt Nam đã hình thành tương đối đầy đủ các thị trường cấu thành cơ bản với các mức độ phát triển khác nhau.
Thị trường tiền tệ, theo Luật NHNN, là thị trường vốn ngắn hạn, là nơi
mua và bán các giấy tờ có giá ngắn hạn (dưới một năm). Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng (được thành lập và đi vào hoạt động năm 1993), thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/1994), thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc (bắt đầu vận hành từ năm 1995) và nghiệp vụ thị trường mở (chính thức vận hành từ tháng 7/2000). Chức năng của thị trường tiền tệ là hỗ trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp, tài trợ ngắn hạn cho ngân sách nhà nước, đảm bảo vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng và là nơi để NHNN thực thi các công cụ chính sách tiền tê.
84
Thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch công cụ nợ dài hạn, bắt đầu
hoạt động năm 1995 và là nơi giao dịch các loại trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu đầu tư như trái phiếu công trình và trái phiếu công ty).
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức ra đời tại thành
phố Hồ Chí Minh tháng 7/2000. Đến năm 2004, Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội cũng đi vào hoạt động. Việc ban hành Luật Chứng khoán là cơ sở pháp lý để hình thành mô hình thị trường vốn, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, tạo cơ sở cho TTCK phát triển nhanh và ổn định, đồng thời tạo tâm lý yên tâm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào TTCK, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hiện nay, có gần 200 công ty niêm yết và khoảng 50 công ty chứng khoán đang hoạt động.
Bên cạnh thị trường chính thức, ở Việt Nam còn tồn tại thị trường chứng
khoán phi chính thức (thị trường OTC), là nơi diễn ra các giao dịch về chứng khoán không niêm yết như cổ phiếu của các công ty vừa và nhỏ, cổ phiếu của các công ty chuẩn bị niêm yết,… Thị trường này ra đời và hoạt động tự phát không có sự quản lý một vài năm trước khi TTGDCK TP. HCM (nay là Sở GDCK TP. HCM) đi vào hoạt động. So với TTCK chính thức, tổng giá trị giao dịch trên thị trường này lớn hơn nhiều lần. Theo ước tính, khối lượng giao dịch cổ phiếu của thị trường này lớn gấp khoảng 3-6 lần so với lượng giao dịch tại Sở GDCK TP. HCM và TTGDCK HN, và giá trị giao dịch cổ phiểu bình quân mỗi ngày cũng lớn hơn 3 lần.
Thị trường tín dụng trung và dài hạn được hình thành sớm nhất trong các
thị trường cấu thành của TTTC. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận tín dụng chính thức từ các nguồn sau: (i) các khoản tín dụng từ các TCTD ngân hàng, gồm các NHTMNN, các NHTMCP, ngân hàng liên doanh, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các quỹ tín dụng nhân dân; (ii) các khoản vay thương mại từ các công ty cho thuê tài chính, các công ty tài chính, và một phần hoạt động cho vay trực tiếp từ quỹ đầu tư của các công ty
85
bảo hiểm; và (iii) các khoản vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển quốc gia,… Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thực hiện huy động vốn từ nước ngoài thông qua các ngân hàng nước ngoài hoặc từ công ty mẹ ở nước ngoài.
Thị trường tín dụng phi chính thức tồn tại bên cạnh thị trường tín dụng
chính thức đã lâu và có địa bàn hoạt động cả ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Tuy quy mô không lớn nhưng phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của thị trường này là tương đối rộng và do vậy cần đánh giá đúng mức vai trò và ảnh hưởng của thị trường này đối với TTTC.
Sự ra đời của các TTTC khiến cho cấu trúc TTTC của Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng hơn. Nhìn chung đến năm 2000, các TTTC của Việt Nam đã được hình thành và đi vào hoạt động. Điều đó tạo ra bộ mặt mới cho thị trường vốn, phục vụ cho quá trình đổi mới kinh tế Việt Nam. Mặc dù mới đang trong giai đoạn hình thành, nhưng các TTTC đã làm phong phú các giao dịch vốn trên thị trường.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau gần 12 năm nỗ lực, kiên trì đàm phán gia nhập. Với những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, có thể nói Việt Nam đã thực sự hội nhập một cách sâu rộng vào sân chơi toàn cầu nói chung cũng như thị trường tài chính quốc tế nói riêng.
Việc gia nhập WTO có thể mang lại nhiều cơ hội phát triển cho TTTC Việt Nam. Mở cửa thị trường làm tăng mức độ cạnh tranh và tính sôi động của thị trường. Chính phủ buộc phải giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các ngân hàng và các định chế tài chính khác, qua đó, giảm chi phí giao dịch. Nguồn vốn tín dụng được tài trợ theo chỉ định vào các dự án “ưu tiên” của Nhà nước sẽ giảm dần và chuyển sang những khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế.
Các ngân hàng và định chế tài chính trong nước sẽ có điều kiện tốt hơn để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại
86
nguồn nhân lực. Hội nhập sâu rộng hơn cũng tạo sức ép buộc các ngân hàng và các định chế tài chính nâng cao tính minh bạch, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến về kế toán, báo cáo tài chính và quản trị rủi ro, chuyên môn hoá, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng và nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ mới.
Đối với TTCK, việc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện tăng cả cung lẫn cầu, nhất là cầu đầu tư chứng khoán. Những kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư có thể kích thích cầu đầu tư trên TTCK, nhất là thị trường cổ phiếu. Việc mở rộng tiếp cận thị trường có thể thúc đẩy phát triển các định chế chứng khoán trung gian (thông qua cạnh tranh, nắm bắt và chuyển giao kinh nghiệm quản lý, công nghệ, vốn…), thúc đẩy tính công khai, minh bạch và kỷ luật thị trường, qua đó thúc đẩy tăng cầu đầu tư trên thị trường (tăng tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư, độ tin cậy đối với các công ty đại chúng/ niêm yết,…) và cung chứng khoán (thông qua bảo lãnh phát hành).
Tuy nhiên, việc hội nhập WTO nói chung, cũng như hội nhập tài chính quốc tế chỉ thực sự thành công khi chúng ta có một nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt và một hệ thống tài chính lành mạnh. Kinh nghiệm của các nước Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998 là bài học đắt giá cho các nước đi sau như Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào sân chơi chung của thế giới. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu ở Việt Nam, có thể xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong tương lai hay không? Điều quan trọng không phải là trả lời có hay không mà thực chất vấn đề lại nằm ở chỗ cần phải xác định đâu là những nguy cơ có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam trong tương lai.
3.1.2 Những nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam
3.1.2.1 Nguy cơ từ bên trong
Có thể nói, nguy cơ từ bên trong chắc chắn xuất phát từ nội tại của nền kinh tế, từ sự bất cập của hệ thống tài chính, cơ chế chính sách, quản lý trong quá trình mở cửa và tự do hoá thương mại… Những nguy cơ đó là:
87
Tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Đây là nguy cơ
đầu tiên mà chúng ta có thể xem xét và phân tích.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam (%)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 2006
GDP theo giá hiện hành (nghìn
tỷ đồng) - 481,3 535,8 613,4 715,3 837,9 970,1 Tăng trưởng GDP thực (%) 6,79 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 7,8 Tỷ lệ lạm phát (%/ năm) - 0,7 4,0 2,9 9,7 8,8 7,7