II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn
1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)
KẾT LUẬN CHƢƠNG
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ có một lịch sử khá dài gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thế giới. Biểu hiện rõ rệt nhất của khủng hoảng tài chính - tiền tệ từ trước đến nay là sự phá sản của các định chế trung gian tài chính và cùng với sự phát triển ngày càng phức tạp và tinh vi của các công cụ tài chính, thì khủng hoảng càng dễ xảy ra, tính chất khủng hoảng ngày càng phức tạp và nguy cơ khủng hoảng lan rộng ngày càng cao.
Trên cơ sở nhận dạng bản chất của khủng hoảng tài chính - tiền tệ, phân loại khủng hoảng, các mô hình khủng hoảng cơ bản và những cơ chế hoạt động thích ứng với từng mô hình, có thể nhận thấy nỗ lực của từng quốc gia trong việc phòng chống khủng hoảng có ý nghĩa quyết định, song do tính chất lan truyền nhanh chóng của nó, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế mà nổi bật là vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Với việc khái quát đôi nét về IMF, bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, mục tiêu, nguồn vốn và cơ cấu tổ chức, luận văn làm rõ vai trò của IMF thể hiện ở cả 3 chức năng chính là giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và cho vay.
Đối với hệ thống tài chính - tiền tệ thế giới, IMF chịu trách nhiệm bảo vệ sự ổn định của hệ thống này. Các cuộc khủng hoảng tài chính nói chung và cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á nói riêng là một trong những trọng tâm giải quyết của IMF. Chính vì vậy, vai trò trung tâm của IMF trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là rất rõ ràng và đã được tái khẳng định bởi điều lệ Quỹ cũng như bởi cộng đồng quốc tế trên nhiều diễn đàn đa phương. Ưu tiên của IMF cũng rất rõ ràng: khôi phục lòng tin cho các nền kinh tế bị tác động bởi cuộc khủng hoảng.
32
CHƢƠNG 2
PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CHÂU Á VỚI IMF TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH -