II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn
1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)
91Thu nội địa (không kể dầu thô)/ Tổng
Thu nội địa (không kể dầu thô)/ Tổng
thu 50,7 50,4 52,3 53,5 54,7 52,32
Thu từ dầu thô/ Tổng thu 25,3 21,8 22,6 25,9 26,4 24,40 Thu khác/ Tổng thu 24,0 27,8 25,2 20,6 19,0 23,32
Tổng chi NSNN/ GDP 26,96 26,33 29,14 28,89 30,8 28,42
Chi đầu tư phát triển/ Tổng chi 31,0 30,5 28,9 30,1 32,2 30,54 Chi thường xuyên/ Tổng chi 55,1 52,7 54,2 55,7 52,1 53,96 Chi trả nợ và viện trợ/ Tổng chi 11,5 13,4 14,0 14,1 13,5 13,30
Cân đối ngân sách thực tế/ GDP -4,67 -4,96 -4,95 -4,87 -4,86 -4,86
Nguồn: [1]
Tuy nhiên, theo Báo cáo Kiểm toán Nhà nước năm 2006 và niên độ ngân sách năm 2005, có 7.622,5 tỷ đồng thu chi sai nguyên tắc phải xử lý, trong đó có 1.339,5 tỷ đồng là tiền do Nhà nước bỏ ra mà đã mất đi. Kiểm toán cũng cho thấy thu và chi NSNN, đặc biệt là chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản có vấn đề. Cũng chỉ mới kiểm toán được 32 tỉnh thành cùng một số doanh nghiệp, 6,8% tổng số chi ngân sách trung ương. Tất nhiên, hơn 7.600 tỷ đồng không phải tất cả là sai phạm. Nhưng con số mà kiểm toán phát hiện thể hiện sai sót, thu không đúng, không đủ cho NSNN, chi sai chế độ, vượt dự toán, lãng phí, thậm chí là gian lận của các tổ chức cá nhân, có thể nói đã đáng báo động và xảy ra ở hầu hết các đơn vị được kiểm toán.
Mất cân đối trong cán cân thương mại, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Theo tính toán của Bộ Công thương, tình hình nhập siêu của Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng lên. Năm 2005 Việt Nam nhập siêu 4,5 tỷ USD, năm 2006 là 4,8 tỷ USD1 [29]. Trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tuy đạt gần 31,2 tỷ USD, nhưng nhập khẩu đã lên tới 37,6 tỷ USD, nhập siêu đạt con số trên 6,4 tỷ USD. Theo dự báo, con số nhập siêu đến cuối năm 2007 có thể lên tới 8-9 tỷ USD, thậm chí 10 tỷ USD [68]. Nguyên nhân của nhập siêu là do Việt Nam chủ yếu tăng nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu trong khi giá cả của hầu hết hàng hoá nhập khẩu (trừ xăng dầu) tiếp tục tăng hoặc đứng ở mức cao.
1
92
Nhập siêu lớn, ngoài nguyên nhân xuất khẩu tăng chậm, còn có nhiều nguyên nhân cụ thể, như tính gia công hàng xuất khẩu còn lớn, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô hoặc nông sản chưa qua chế biến hay mới sơ chế. Việc mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan theo cam kết của WTO cùng với năng lực cạnh tranh thấp của hàng hoá trong nước, hàng hoá xuất khẩu và chưa có cơ chế kiểm soát nhập khẩu hiệu quả đã tác động nhất thời tới việc nhập khẩu. Mặc dù nhập siêu ở mức cao, nguy cơ thâm hụt cán cân thương mại lớn, nhưng có thể chấp nhận được đối với một nền kinh tế đang phát triển và trên đường hội nhập. Nhập khẩu tăng chủ yếu do nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Cho nên nhìn về lâu dài thì đây sẽ là một bước đi cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu mức thâm hụt thương mại vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam vẫn chưa được cải thiện, thì chắc chắn đây sẽ là một nguy cơ to lớn gây mất cân đối cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế, đe doạ sự ổn định của nền kinh tế nước ta.
Một điều đáng mừng là mặc dù cán cân thương mại (hàng hoá và dịch vụ) vẫn có xu hướng thâm hụt nhưng do chuyển tiền tư nhân (kiều hối) tăng và thặng dư cán cân vốn liên tiếp trong những năm qua nên cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện rõ rệt (Hình 3.2).
93 -3000 -3000 -2000 -1000 0 1000 2000 3000 4000 5000 2001 2002 2003 2004 2005 ¦íc 2006 N¨m T ri Ö u U S D C¸n c©n v·ng lai C¸n c©n vèn Nguồn: [43]
Tính chung cán cân thanh toán tổng thể năm 2006 thặng dư khoảng 3,4 tỷ USD, tăng 1,3 tỷ USD so với mức thặng dư của năm 2005 là 2,1 tỷ USD [29, tr.40]. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối ước tính cả năm 2006 đạt khoảng 4,7 tỷ USD, trong đó khoảng 80% được chuyển qua kênh ngân hàng (Hình 3.3).
Hình 3.3 : Lƣợng kiều hối qua các năm (triệu USD)
1757 1820 2100 2700 2700 3200 3800 4700 0 1000 2000 3000 4000 5000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 ¦íc 2006 N¨m Tr iÖ u U S D Nguồn: [ 29, tr.76]
Nguồn thu từ khách du lịch quốc tế và người ngước ngoài đến Việt Nam học tập, công tác, làm việc cũng tăng nhanh. Ngoài ra, cũng có một lượng vốn ngoại tệ nước ngoài khá lớn đã đổ vào đầu tư chứng khoán trên thị trường
94
chính thức và phi tập trung để mua cổ phiếu tăng vốn của các doanh nghiệp cổ phần.
Từ những phân tích trên cho thấy những mất cân đối trong tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, cán cân thanh toán và NSNN của Việt Nam trước mắt khó có thể là ngòi nổ tạo ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam. Hơn nữa, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang tăng mạnh. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), mức dự trữ hiện nay đảm bảo thanh toán được 13 tuần nhập khẩu. Đây là một mức tăng mạnh so với năm 2000, tăng từ mức đảm bảo thanh toán được 8 tuần lên 13 tuần nhập khẩu hàng hoá của cả nền kinh tế. Lượng dự trữ ngoại hối 13 tuần nhập khẩu này tương đương 12 tỷ USD [67] (Hình 3.4).
Hình 3.4: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, 2002-2006
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2002 2003 2004 2005 2006 T ri Öu U S D 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 T u Çn Tæng dù tr÷ ngo¹i hèi chÝnh thøc Dù tr÷ quèc tÕ chÝnh thøc (rßng) Sè tuÇn nhËp khÈu (t-¬ng ®-¬ng tæng dù tr÷ chÝnh thøc) Nguồn: [43]
Tính đến đầu tháng 8, dự trữ ngoại tệ của chúng ta tăng thêm gần 2 lần nữa so với thời điểm cuối năm 2006, tương đương với 20 tuần nhập khẩu, hoàn thành mục tiêu đến năm 2010 [67]. Đó là khía cạnh tích cực của việc thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối, tiềm lực quốc gia. Con số trên mặc dù còn rất nhỏ so với các nước có nguồn dự trữ ngoại hối hàng đầu trên thế giới (từ 700 đến trên 1000 tỷ USD), nhưng được đánh giá là đủ để Ngân hàng Nhà
95
nước chủ động trước yêu cầu cân đối cung - cầu ngoại tệ trên thị trường và trước những biến động bất thường của tỷ giá.
Nợ nước ngoài có xu hướng tăng lên mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát
Tình hình nợ nước ngoài được cơ cấu lại căn bản, xử lý dứt điểm các khoản nợ đối với các tổ chức và các nước trên thế giới thông qua Câu lạc bộ Paris năm 1993, Câu lạc bộ London năm 1997 và nợ Cộng hoà Liên bang Nga năm 2000. Năm 1993, Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng mất khả năng thanh toán nợ, bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào danh sách các quốc gia nghèo mắc nợ nặng nề (HIPCs) với tỷ lệ nợ nước ngoài/ GDP lên tới 173%. Sau hơn 10 năm tích cực cơ cấu lại và trả nợ, tỷ lệ này của Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 34%, mặc dù trong thời gian này, Việt Nam thu hút thêm hàng chục tỷ USD vốn vay nước ngoài. Theo Cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Klaus Rohland cho biết, hiện nay nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm khoảng gần 40% GDP và nợ thực tế chỉ chiếm khoảng 30% GDP. Ông Klaus dự đoán, trong vòng mấy năm tới, mức nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 50% GDP và nợ thực tế chỉ khoảng 40% [69]. Bảng 3.5 cho biết tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2001-2006.
Bảng 3.5: Các chỉ số về nợ nƣớc ngoài của Việt Nam, 2001-2006 1
2001 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 2006
Tổng nợ nước ngoài2 (tỷ USD) 12,5 12,3 13,4 15,4 17,2 19,7
Tổng nợ nước ngoài (% GDP) 38,5 35,0 33,8 33,9 32,5 32,6
Tổng nợ được bảo lãnh công và công khai (%
GDP) 36,0 38,2 40,8 42,7 43,7 45,5
Tổng nợ nước ngoài ngắn hạn (tỷ USD) 1,5 1,3 1,5 1,5 1,6 1,8
Tổng nợ nước ngoài ngắn hạn/ tổng nợ (%) 11,7 10,9 11,1 9,8 9,1 9,3
Chỉ số nghĩa vụ trả nợ (% XK hàng hoá, dịch 10,6 8,3 7,5 6,0 5,5 5,6
1
Các chỉ số về nợ nước ngoài ước tính dựa trên số liệu đến cuối tháng 8/2006
2
96 vụ) vụ)
Nguồn: [43]
Theo đánh giá của IMF, WB và các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế như Moody’s, Standard & Poor’s thì tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam tương đối bền vững và vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Mặt khác, nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là các khoản nợ có kỳ hạn và đều được hưởng lãi suất ưu đãi, thời gian trả nợ dài (30-40 năm) và có thời gian ân hạn thường là 5 năm. Các chỉ số về nghĩa vụ trả nợ so với giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ đều từ 5-10%. Mặt khác, cũng giống xu thế chung, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đang có xu hướng giảm đi, và đều trong khoảng 9-11% trong giai đoạn 2001-2006, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước đang phát triển trên thế giới là 16,4%. Theo tổng kết của các tổ chức quốc tế, mức vay nợ hợp lý đối với một nước là đảm bảo tỷ lệ tổng số nợ/GDP của nước đó ở mức thấp và không có nợ quá hạn. Bộ Tài chính dự báo, tổng mức dư nợ nước ngoài của quốc gia (bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân) năm 2010 sẽ vào khoảng 24-25 tỷ USD, chiếm khoảng 37-38% GDP, tức là tăng so với hiện nay, do giai đoạn này Việt Nam tiếp tục vay thêm 14-15 tỷ USD, trong khi trả nợ nước ngoài của quốc gia vào khoảng 10-11 tỷ USD. Tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 dự kiến vào khoảng 36-40% GDP, trong đó 35% số vốn đầu tư dự kiến sẽ được huy động bên ngoài lãnh thổ, trong đó có việc vay nợ. Cũng theo Bộ Tài chính, để đảm bảo an toàn trong vay nợ thì tổng mức dư nợ nước ngoài phải dưới 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, trong đó nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ không quá 12% tổng thu ngân sách nhà nước. Muốn vậy, Chính phủ phải khống chế bội chi NSNN dưới 5% GDP và được bù đắp bằng nguồn vay trong nước 3-3,5% GDP cùng với việc phải xây dựng các phương án vay nợ đảm bảo danh mục nợ hợp lý và quản lý tốt rủi ro. Để đảm bảo hạn mức an toàn về nợ nước ngoài và an ninh tài chính quốc gia, thời gian tới cần phải tạo ra khả năng xuất khẩu và nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước
97
ngoài nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn, đồng thời với việc tiếp tục cơ cấu lại nợ nước ngoài của quốc gia, nợ nước ngoài của Chính phủ. Việt Nam xuất phát từ nền kinh tế kém phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, do vậy ngày nay, trước yêu cầu phát triển và thách thức to lớn, việc thu hút vốn nước ngoài là một tất yếu. Vấn đề đặt ra là phải rất coi trọng và nâng cao khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả, tăng khả năng hấp thụ vốn vay, đồng thời phải tăng khả năng xuất khẩu để bảo đảm khả năng thanh toán nợ cũ và tăng khả năng vay nợ mới. Tuy nhiên, việc coi trọng huy động vốn ngoài nước không làm giảm ý nghĩa của việc tạo ra và huy động mọi nguồn vốn tích luỹ trong nước cho mục tiêu phát triển đất nước và được coi là một chính sách kinh tế - tài chính cơ bản của nhà nước.
Hệ thống tài chính - ngân hàng yếu kém
Trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ nói chung và thị trường tài chính (TTTC) Việt Nam nói riêng có những bước phát triển nhất định. Tuy đạt được không ít thành tựu, song TTTC Việt Nam vẫn còn được xem là kém phát triển.
Trong những năm qua, độ sâu tài chính của Việt Nam (đo bằng tỷ lệ của tổng phương tiện thanh toán M2/ GDP và tổng tín dụng trong nước/ GDP) đã tăng đáng kể (Hình 3.5).
Hình 3.5: Độ sâu tài chính của Việt Nam
Chú thích: Số liệu 2006 là ước tính chuyên gia. Nguồn: [6, tr.68]
98
Tỷ lệ M2/GDP và tổng tín dụng trong nước/GDP của Việt Nam đều từ dưới 20% năm 1990 tương ứng lên 50,5% và 35,1% năm 2000 [25] và 91,7% và 72,0% năm 2006 (Bảng 3.6). Tuy nhiên những chỉ số này chỉ tương đương với các nước trong khu vực vào những năm cuối thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990.
Bảng 3.6: Tổng phƣơng tiện thanh toán giai đoạn 2001-2006
2001 2002 2003 2004 2005 Ước 2006 2006
GDP theo giá thực (nghìn tỷ đồng) 481,3 535,8 613,4 715,3 837,9 970,1
Tổng phương tiện thanh toán M2 (nghìn
tỷ đồng) 279,8 329,1 411,2 532,3 690,7 890,0
Trong đó: Tổng tiền gửi 213,5 254,9 320,6 423,2 559,5 720,0