Điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt theo nguyên tắc thị trường

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 124)

- Tốc độ tăng tín dụng cho nền kinh tế

3.2.1.2 Điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt theo nguyên tắc thị trường

theo nguyên tắc thị trường

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy một tỷ giá ổn định và cạnh tranh là cần thiết đối với một quốc gia đang phát triển hướng về xuất khẩu. Nó khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể duy trì tính cạnh tranh và tiến hành kinh doanh mà không phải chịu tác động gián đoạn thái quá do biến động tỷ giá. Tuy nhiên, một tỷ giá hối đoái không linh hoạt có thể dẫn tới rủi ro của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán và khủng hoảng tiền tệ khi tỷ giá tăng quá cao (nội tệ giảm giá), hoặc tạo ra tình trạng nền “kinh tế bong bóng” và lạm phát khi tỷ giá giảm (nội tệ tăng giá). Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, NHNN đã thực thi chính sách điều hành tỷ giá kém linh hoạt, gây áp lực nặng nề lên dự trữ ngoại hối, đồng VND bị đánh giá thực cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá và cuối cùng là NHTW mất đi tính tự chủ khi điều hành chính sách tiền tệ trong tiến trình hội nhập. Một số quan điểm cho rằng trước mắt cần phá giá đồng Việt Nam, thậm chí là dùng “liệu pháp sốc” với mức phá giá 30% để tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng phá giá là phá đi niềm tin của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư ở Việt Nam, đó là chưa kể tới gánh nặng nợ nần nước ngoài do phá giá, và cho rằng chỉ cần mở rộng biên độ tỷ giá vốn đã quá hẹp là đủ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chế độ tỷ giá cố định cần một dự trữ ngoại hối cao hơn so với chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý. Chính vì thế, ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn để giảm bớt sức ép lên dự trữ quốc gia. Trong một thị trường vốn quốc tế phát triển cao ở phạm vi toàn cầu, một chế độ tỷ giá cố định sẽ làm cản trở chính sách tiền tệ

115

độc lập. Chính vì thế, trong dài hạn, NHTW Việt Nam vẫn cần phải kiên trì theo đuổi một chính sách tỷ giá linh hoạt có quản lý (managed flexible exchange rate system), uyển chuyển và linh hoạt trong từng thời kỳ. Đương nhiên, những vấn đề về sự uyển chuyển linh hoạt đó khác hoàn toàn với tính không nhất quán trong điều hành chính sách tỷ giá.

Đối với chính sách tiền tệ, NHNN cần điều hành một cách linh hoạt, thận trọng theo nguyên tắc thị trường nhằm giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán, ổn định lãi suất thị trường, tỷ giá, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)