Nội dung các chính sách hỗ trợ của IMF

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 68)

II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn

1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)

2.1.2.2 Nội dung các chính sách hỗ trợ của IMF

Nhằm đạt được mục tiêu trước mắt là khôi phục lòng tin sau khi các nước Đông Á bị khủng hoảng, tránh sự lan rộng và hậu quả lâu dài, IMF đã phản ứng nhanh bằng cách hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho các nước bị ảnh hưởng mạnh nhất như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines. Là một tổ chức quốc tế được lập ra để giúp các nước đối phó với việc mất khả năng thanh toán, trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, IMF đã cố gắng vận động khu vực và quốc tế tại phiên họp do IMF chủ trì cam kết hỗ trợ tài chính cho những nước bị khủng hoảng. Bảng 2.9 cho biết các cam kết hỗ trợ tài chính của IMF và cộng đồng quốc tế cho một số nước châu Á. Với

60

khoảng 26 tỷ SDR (tương đương 36 tỷ USD1) trợ giúp tài chính cho chương trình cải cách ở các quốc gia đã yêu cầu, IMF đã khởi đầu cho việc huy động khoảng 77 tỷ USD tài chính bổ sung từ nguồn đa phương và song phương để hỗ trợ cho các chương trình cải cách này.

Bảng 2.9: Cam kết của IMF và cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho một số nƣớc châu Á bị khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998

Đơn vị: Tỷ USD Nƣớc Cam kết IMF* Tổng số Hàn Quốc 21 57 Indonesia 10 40 Thái Lan 4 17,2 Tổng số 35 114,2

Ghi chú: IMF * Các cam kết của IMF để đối phó với cuộc khủng hoảng châu Á tăng lên đến 36 tỷ USD khi gộp thêm các cam kết dành cho Philippines năm 1997

Nguồn: [22]

Tuy nhiên, để nhận được khoản tín dụng này, các nước bị khủng hoảng phải chấp nhận “giải pháp cả gói” do IMF đưa ra như sau:

+ Phá giá đồng bạc (trường hợp ở một số nước châu Á họ đã tự phá giá trước); áp dụng ngay phương thức tỷ giá hối đoái linh hoạt;

+ Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế áp lực đối với cán cân thanh toán bằng cách nâng cao lãi suất để thu hút ngoại tệ và tiền gửi;

+ Giảm nhu cầu ngoại tệ bằng cách giảm tốc độ phát triển thông qua việc cắt giảm các dự án đầu tư lớn;

+ Duy trì chính sách tài chính lành mạnh, thực hiện cân bằng ngân sách nhà nước;

+ Kiểm soát chặt chẽ cung ứng tiền tệ để giữ mức lạm phát thấp;

Tuy nhiên, đóng vai trò hạt nhân và là trung tâm trong những chương trình do IMF hỗ trợ đó là cải cách cơ cấu tài chính. Thực hiện một trong những chức năng quan trọng nhất của mình, IMF đã thiết kế, xây dựng và yêu cầu các nước bị khủng hoảng cải cách cơ cấu mạnh mẽ, sâu rộng, nhằm

1

61

xoá bỏ những đặc điểm yếu kém của nền kinh tế gây cản trở cho sự phát triển (như độc quyền, hàng rào thương mại, tính chất không minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp…) và nhằm cải thiện tính hiệu quả của các định chế tài chính trung gian cũng như tính lành mạnh của hệ thống tài chính. Mục tiêu nhắm đến của các chương trình cải cách cơ cấu, đặc biệt là cải cách hệ thống tài chính là:

 Đóng cửa những định chế tài chính không có khả năng tồn tại, cùng với việc điều chỉnh giảm vốn của các cổ đông;

 Tái cơ cấu nguồn vốn cho các định chế thiếu vốn;

 Giám sát chặt chẽ những định chế yếu kém;

 Tăng cường sự tham gia của nước ngoài vào hệ thống tài chính trong nước;

 Tăng cường tính công khai cả trong việc công bố các dữ liệu kinh tế lẫn trong hoạt động tiết lộ thông tin của khu vực tài chính, doanh nghiệp và khu vực ngân hàng.

Tại Indonesia, ngoài việc bắt đóng cửa một số ngân hàng, chương trình 50 điểm của IMF còn thêm những biện pháp khác: bãi bỏ tất cả những đặc quyền về thuế dành riêng cho chương trình lắp ráp xe hơi Timor (do con trai út của ông Suharto nắm giữ); bãi bỏ tổ chức độc quyền mua bán thuốc lá (do con trai ông Suharto nắm); hạn chế những hoạt động của các cơ quan quốc doanh độc quyền phân phối gạo; cấm hãng chế tạo máy bay nội địa không được nhận tài trợ hoặc bảo đảm của chính phủ; mở rộng cửa cho việc mua tàu bè của nước ngoài; cho phép các công ty chế biến gỗ được buôn bán trực tiếp với nước ngoài; bãi bỏ những khoản phụ thu trên hàng xuất khẩu; cho phép sản phẩm chế tạo tại Indonesia bởi công ty có vốn nước ngoài được bán trong nước; cho phép công ty thương mại nước ngoài được bán hàng tại thị trường nội địa; cho phép nước ngoài đầu tư vào các đồn điền trồng dầu cọ; bãi bỏ thuế xa xỉ phẩm đánh trên những xe hơi lắp ráp nội địa, nếu có hơn 60% sản phẩm nội; bãi bỏ luật buộc sản phẩm bò sữa phải đạt chỉ tiêu về

62

nguyên liệu nội địa; bãi bỏ chương trình bắt buộc trồng mía tại vài nơi trong đảo Java; biến Ngân hàng Trung ương thành một cơ quan độc lập.

Một chức năng không kém phần quan trọng của IMF đó là tƣ vấn chính sách và giám sát toàn cầu. Thực hiện chức năng này, IMF đã bước đầu hỗ trợ bằng quá trình công khai hoá đầy đủ tất cả các dữ liệu kinh tế và tài chính quan trọng trên trang chủ, những dự định thư giải trình các kế hoạch cải cách kinh tế của các nước, trên cơ sở đó IMF cung cấp những số liệu, dự báo tin cậy và kịp thời cho các quốc gia đã bị khủng hoảng nhưng đang trong quá trình cải cách và các quốc gia có nguy cơ khủng hoảng. IMF cũng ra sức phối hợp với các định chế tài chính quốc tế khác như WB, ADB cũng như các nhà tài trợ song phương và đa phương nhằm tập trung hỗ trợ cho các chương trình cải cách kinh tế ở những quốc gia chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngoài ra, IMF cũng nỗ lực thúc đẩy các quốc gia trong việc quản lý nhà nước và chống tham nhũng.

2.2 CHÍNH SÁCH KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG CỦA CÁC CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)