Sự khác biệt về các mức kết quả trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Á

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 75)

II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn

2.3.1.1Sự khác biệt về các mức kết quả trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Á

1 SDR = 4706 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)

2.3.1.1Sự khác biệt về các mức kết quả trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Á

Có thể thấy rằng khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều ngân hàng, doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong số các nước bị khủng hoảng, đồng Rupiah của Indonesia giảm giá mạnh nhất, tới 86% so với đồng USD. Các đồng tiền của Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines đều giảm khoảng 40-60%. Các thị trường chứng khoán của các nước này đều bị giảm giá ít nhất 75% tính theo USD. Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đó là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng USD theo sức mua tương đương (PPP) giảm rõ rệt. Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này. Theo CIA World Fact Book, thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USD xuống còn 3.700 USD, của

67

Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống còn 10.400 USD. Năm 1997, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã chứng kiến GDP bình quân đầu người sau khi đã loại bỏ yếu tố lạm phát, giảm trung bình 11%, hàng triệu người mất việc làm. Thái Lan và Indonesia, hai nước bị thiệt hại lớn nhất, đã phải gánh chịu sự sụt giảm GDP trong thời gian từ năm 1997 đến 2002 là khoảng 35% so với sản lượng tiềm năng của những nước này (tức là giả định rằng tăng trưởng đạt tốc độ như trước đó), bằng mức sụt giảm sản lượng của Mĩ trong cuộc Đại Suy thoái vào đầu những năm 1930 [64]. Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị với sự ra đi của Suharto ở Indonesia và Chavalit Yongchaiyudh ở Thái Lan. Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các phong trào Hồi giáo, ly khai và khủng bố phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu. Tình trạng đảo chính, mất ổn định về chính trị vẫn kéo dài cho đến nay ở Thái Lan. Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Nga và Brazil, làm mức tăng trưởng của cả khu vực và thế giới giảm sút trong những năm sau khủng hoảng. Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do tình trạng giảm sút của xuất khẩu và dòng vốn FDI.

Mặc dù sau năm 2002 và đặc biệt sau năm 2004, kinh tế của các nước bị khủng hoảng nặng nề nhất hầu như đã được phục hồi về căn bản (mức tăng trưởng và xuất khẩu có tăng, lạm phát được duy trì ở mức một con số, ngân sách có số dư, thâm hụt giảm đi, nợ xấu giảm…), song vẫn còn đó những dấu hiệu cho thấy tính chất dễ bị tổn thương của các nước trong khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Qua phân tích và đối chiếu các chính sách khắc phục khủng hoảng của các chính phủ châu Á, đặc biệt là của Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc dưới sự hỗ trợ của IMF, ngoài những nét cá biệt của mỗi nước, một số điểm chung có thể được xem như là những yếu kém có tính chất dễ tổn thương, đó là:

68

- Chương trình cải cách chủ yếu là dùng quỹ công, và trong chừng mực nào đó, phát hành trái phiếu nội địa và quốc tế để tái cấp vốn cho các ngân hàng; mua nợ khó đòi để lành mạnh hoá bảng cân đối tài chính của ngân hàng nhằm khôi phục khả năng phát hành tín dụng. Nói chung, ở cả ba nước không thay đổi người sở hữu và ban giám đốc ngân hàng. Do đó, các ngân hàng ở châu Á vẫn tiếp tục làm ăn theo kiểu cũ, vẫn bị áp lực và sự can thiệp của chính phủ hay tập đoàn kinh doanh, chưa thực hiện rộng rãi cung cách và nghiệp vụ kinh doanh tín dụng hiện đại. Chính phủ các nước này cũng có ý thức cần phải mở cửa, đón nhận các ngân hàng quốc tế và để giúp hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng trong nước, nhưng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với tài sản ngân hàng vẫn còn thấp, mặc dù có tăng so với trước khủng hoảng.

- Tái cấu trúc nợ doanh nghiệp và cải cách doanh nghiệp tiến hành chậm và yếu ớt. Các công ty quản lý tài sản, với sự bảo trợ của Chính phủ, đã mua một số nợ khó đòi nhưng để đó chứ chưa bán lại cho nhà đầu tư tư nhân. Điều này làm cho tình trạng dan díu giữa giới kinh doanh và giới cầm quyền càng thêm phức tạp và không minh bạch. Nói chung, các doanh nghiệp con nợ vẫn làm ăn theo lối cũ, không bị áp lực phải thay đổi tổ chức và chiến lược kinh doanh để có thể cạnh tranh tốt hơn trong tương lai. Đó là vì phần lớn luật phá sản chỉ mang tính hình thức chứ chưa được áp dụng triệt để, nên không bảo vệ được quyền lợi của chủ nợ và kỷ luật con nợ.

- Việc lành mạnh hoá quan hệ giữa giới kinh doanh và giới cầm quyền diễn ra không đồng đều. Hàn Quốc có nhiều tiến bộ; Thái Lan và Indonesia có nhiều bất ổn về chính trị; Maylaysia có nhiều dấu hiệu vẫn còn việc trợ giúp doanh nghiệp thân hữu với giới cầm quyền.

- Việc cải cách phương thức quản lý doanh nghiệp có tiến bộ nhưng chưa đầy đủ. Chính phủ các nước đã ra luật buộc doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng kế toán, kiểm toán; áp dụng những nguyên tắc kế toán được quốc tế công nhận; tăng cường lượng thông tin trong các báo cáo tài chính. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều thay đổi trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ

69

đông thiểu số, một vấn đề cần thiết để thu hút đầu tư chứng khoán. Cấu trúc của các tập đoàn đa năng - sở hữu của các gia đình đại chủ, mang tính chất “kim tự tháp” vẫn còn phức tạp. Các tập đoàn của Hàn Quốc, tuy có áp lực của chính phủ, nhưng thay đổi rất chậm và đang tìm mọi cách cưỡng lại cải tổ.

- Chính sách kiểm soát thị trường vốn ngắn hạn của Malaysia còn gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế với giới đầu tư quốc tế. Thậm chí các nhà đầu tư quốc tế còn kêu gọi “tẩy chay” Malaysia vì đã “đổi luật chơi nửa chừng”.

- Doanh nhân Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia chưa tìm ra đối sách để giải quyết tình trạng thừa khả năng sản xuất. Các sản phẩm truyền thống như thép, ô tô, hoá dầu, linh kiện điện tử và vi mạch máy tính vẫn là những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các nước này, trong khi đây là những sản phẩm, những ngành mà thế giới đang thừa công suất, vì thế cạnh tranh sẽ gay gắt và lợi nhuận giảm. Hơn nữa, hiện nay các nước Đông Á đang phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia đang phát triển mới nổi khác trong khu vực với ưu thế cạnh tranh lớn hơn tương đối. Nếu các nước này không tìm hướng đầu tư, sản xuất các mặt hàng khác có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ thì rất khó có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững trong tương lai.

Tuy nhiên, trong số ba nước chịu tác động nặng nề nhất thì có thể thấy

Hàn Quốc là nước thực thi bài bản nhất phương thuốc của IMF. Tiến trình

cải cách ở Hàn Quốc có sự lãnh đạo rõ ràng và nhất quán của người lãnh đạo chính trị cao nhất, có chương trình hành động và áp lực của chính phủ, vì vậy cải cách đã diễn ra một cách tương đối khẩn trương và tiến xa nhất so với các nước trong khu vực. Trong cải cách, Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt chú ý tới 2 vấn đề: tỷ lệ nợ/vốn trong doanh nghiệp quá cao và tình trạng thừa khả năng sản xuất. Với khoảng 57 tỷ USD tài trợ trọn gói của IMF cùng với những bước đi cải cách cần thiết, kinh tế Hàn Quốc đã nhanh chóng phục hồi ngay trong năm 1999. Kinh nghiệm của Malaysia được nhiều người coi

70

đó là một thành công vì vừa giữ được ổn định trong nước, vừa khôi phục hệ thống ngân hàng, vừa hạn chế dòng chảy vốn ngắn hạn có tính chất đầu cơ, vừa thu hút được nhiều FDI, trong khi vẫn tránh khỏi việc phải lệ thuộc quá nhiều vào IMF. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, Malaysia mới chỉ tìm cách củng cố hệ thống kinh tế của thập kỷ 1980 chứ không tự đổi mới để chuẩn bị khả năng cạnh tranh trong những năm tới như một vài nước trong khu vực đang cố gắng làm (như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan…). Indonesia là nước được coi là minh chứng rõ nét cho thấy phương thuốc của IMF không những tỏ ra vô hiệu lực mà còn đẩy Indonesia vào một cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị sâu rộng hơn. Về phần Thái Lan, mặc dù có nhiều tiến bộ, song tình trạng mất ổn định chính trị, bạo động gia tăng và cuộc đảo chính gần đây, được coi là kết quả sau cuộc khủng hoảng năm 1997 là những dấu hiệu cho thấy khả năng phục hồi hoàn toàn của Thái Lan là chưa thể tính đến nếu như tiến trình bầu cử và việc thông qua Hiến pháp mới chưa được thực hiện.

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 75)