Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 25)

II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn

1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

IMF được thành lập vào tháng 7 năm 1944 tại một hội nghị của Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Bretton Woods, bang New Hampshire của Mỹ, khi đại diện của 44 quốc gia (trong đó có Liên Xô cũ) đã nhất trí về một khuôn khổ cho sự hợp tác kinh tế để tránh lặp lại những chính sách kinh tế thảm khốc đã góp phần vào cuộc Đại Suy thoái trong những năm 1930. Trong những năm 1930, khi hoạt động kinh tế của các nước công nghiệp chính bị suy thoái, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế mình bằng cách tăng cường hạn chế nhập khẩu, nhưng điều đó chỉ làm xấu đi cơn lốc xoáy trong thương mại thế giới, tổng sản lượng và việc làm. Để bảo đảm dự trữ vàng và ngoại tệ đang ngày một giảm đi của mình, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của mình, và một số khác áp đặt hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Tuy nhiên những biện pháp cứng nhắc này chỉ chứng tỏ sự tự vệ và không một quốc gia nào có khả năng duy trì lâu dài vị trí cạnh tranh

18

của mình. Thương mại thế giới sa sút nghiêm trọng trong khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.

Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng minh cân nhắc nhiều kế hoạch nhằm tái thiết trật tự của quan hệ tiền tệ quốc tế và bắt đầu nghiên cứu việc trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Và tại hội nghị ở Bretton Woods, bang New Hampshire của Mỹ vào tháng 7 năm 1944, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã được thành lập. Các đại diện của các quốc gia đã đặt ra Hiến chương (hay còn gọi là Điều lệ) nhằm giám sát hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế, và để thúc đẩy cả quá trình xoá bỏ những hạn chế hối đoái có liên quan đến thương mại hàng hoá, dịch vụ và cả sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Ngày 27/12/1945 điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước đầu tiên nhất trí ký kết. IMF bắt đầu hoạt động vào ngày 1/3/1947 và tiến hành cho vay khoản đầu tiên vào ngày 8/5/1947. Những mục đích theo điều lệ định ra của IMF ngày nay vẫn không có gì thay đổi so với khi chúng được đặt ra vào năm 1944 (Hộp 1.1).

Hộp 1.1: Mục đích của IMF

i. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế thông qua một thể chế lâu dài để có bộ máy tư vấn và hợp tác về các vấn đề tiền tệ thế giới.

ii. Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân đối và nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế.

iii. Nâng cao sự ổn định của tỷ giá hối đoái, duy trì có trật tự các thể thức hối đoái giữa các nước thành viên, và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.

iv. Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự

19

tăng trưởng của thương mại quốc tế.

v. Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của Quỹ theo các biện pháp đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa những mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế. vi. Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong cán cân

thanh toán quốc tế của các nước thành viên.

Nguồn: [34, tr. 11]

Từ cuối Đại chiến Thế giới lần thứ II cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thực tế trong thu nhập nhanh chưa từng thấy. Trong hệ thống kinh tế thế giới, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong những thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới II, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có sự thay đổi lớn, làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF phải cải tổ, hoàn thiện để thích ứng với sự thay đổi đó. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm gia tăng sự hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc gia gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Số lượng thành viên của IMF gia tăng nhanh chóng, từ 44 thành viên khi mới thành lập, đến nay con số này đã lên tới 184 thành viên (Hình 1.2).

20 Nguồn: [65] Nguồn: [65]

Hình 1.2 cho thấy số lượng thành viên năm 2005 đã tăng gấp 4 lần so với con số năm 1945 khi IMF mới được thành lập. Tư cách thành viên được mở rộng đối với tất cả các nước tiến hành chính sách ngoại giao riêng của mình và sẵn sàng tuân thủ hiến chương của IMF về quyền và nghĩa vụ. Tất cả các nước lớn ngày nay đều là thành viên của IMF. Các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ở Đông Âu và Liên Xô cũ đã trở thành thành viên của IMF và đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Các thành viên có thể rút khỏi IMF bất cứ lúc nào họ muốn. Cu Ba, Cộng hoà Czech và Cộng hoà Slovakia, Indonesia, Ba Lan trên thực tế đã làm như vậy trong quá khứ. Sau đó các nước này, ngoại trừ Cu Ba đã xem xét lại quyết định của mình để tái gia nhập tổ chức này.

Một phần của tài liệu Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học cho Việt Nam (Trang 25)