2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam
2.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam Việt Nam
Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam tên tiếng Anh là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV), tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/04/1957 theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp.
Từ ngày 01/01/1995, đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc và đạt được những thành tựu rất quan trọng:
- BIDV luôn giữ vai trò, vị thế là ngân hàng đi đầu trong việc cung ứng vốn đầu tư cho sự phát triển nền kinh tế, góp phần đắc lực cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- BIDV kinh doanh đa năng tổng hợp, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và chủ động hội nhập quốc tế.
- Năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng theo đề án hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 - 2010. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Hội sở chính và cụ thể hoá công tác triển khai chuyển đổi mô hình tổ chức tại các chi nhánh để vận hành từ 01/10/2008.
- Từ 04/2012, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép số 84 về việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Hội sở chính và các chi nhánh trên toàn quốc.
2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam
Tại Hội sở chính: gồm 34 Ban, Trung tâm và phân tách theo 7 khối chức
năng: Khối Ngân hàng Bán buôn (4 ban), Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới (3 ban), Khối Vốn và Kinh doanh vốn (1 ban), Khối Quản lý rủi ro (3 ban), Khối Tác nghiệp (3 ban), Khối Tài chính - Kế toán (3 ban) và Khối Hỗ trợ (18 ban).
Tại Chi nhánh: mô hình mẫu được thiết kế tại chi nhánh gồm 5 khối:
- Khối Quan hệ khách hàng gồm: các Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng/Tổ tài trợ dự án.
- Khối Quản lý rủi ro gồm: Phòng Quản lý rủi ro.
- Khối Tác nghiệp gồm: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng/Tổ Thanh toán quốc tế.
- Khối Quản lý nội bộ gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng/Tổ Điện toán, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức - Nhân sự, Văn phòng.
- Khối trực thuộc gồm: các Phòng Giao dịch, các Quỹ Tiết kiệm.
Khối sự nghiệp và văn phòng đại diện: các đơn vị sự nghiệp hoạt động không
nhằm mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu hỗ trợ hoạt động của các bộ phận khác trong hệ thống BIDV như: Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm đào tạo. Các văn phòng đại diện bao gồm văn phòng đại diện miền Trung, văn phòng đại diện miền Nam, văn phòng đại diện tại Myanmar...
2.1.3. Mạng lưới kinh doanh
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV đạt được mức độ tăng trưởng nhanh về mạng lưới kênh phân phối và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mạng lưới ngân hàng tăng gấp 2 lần so với năm 2006, nâng tổng số lên 597 điểm mạng lưới, trong đó:
+ Có 117 Chi nhánh, 345 Phòng giao dịch và 135 Quỹ tiết kiệm; + Hàng nghìn điểm ATM/POS.
+ Mạng lưới bảo hiểm với 20 công ty thành viên và 75 phòng kinh doanh.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…