Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 54)

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế

điều kiện hội nhập quốc tế

1.2.2.1 Mức độ hội nhập kinh tế của hệ thống NHTM:

Sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu bước đầu. Môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN) có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết; quản trị nội bộ; tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại.. Chính sự hội nhập kinh tế của Việt Nam đã tác động đến quản trị nội bộ và văn hóa rủi ro của NHTM theo hướng minh bạch hơn, tin cậy hơn…

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn khách hàng cả trong và ngoài nước đều được các NHTM quan tâm và thực hiện bằng những biện pháp khác nhau.

1.2.2.2 Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước - các nhân tố kinh tế vĩ mô của nước ta

Các yếu tố kinh tế có ảnh đến khả năng tạo lợi nhuận, khả năng ổn định và phát triển bền vững của các NHTM. Bất cứ sự biến động nào của lạm phát, chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

của NHTM. Tăng trưởng kinh tế cao hay thấp đều ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cả hệ thống NHTM. Ảnh hưởng rõ rệt nhất của tăng trưởng kinh tế đối với kinh doanh của NHTM là ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của các NHTM. Gắn với quá trình tăng trưởng cao là nhu cầu vốn cũng tăng cao. Tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, an toàn và hiệu quả chính là nền tảng để hoạt động của ngân hàng có hiệu quả.

1.2.2.3 Tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một xu hướng tất yếu, là động lực cho sự phát triển. Vì lợi ích của bản thân mình nên các NHTM phải cạnh tranh với nhau. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị phần, khách hàng thông qua việc gia tăng vốn, công nghệ, chính sách sản phẩm dịch vụ, quan tâm chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ khuyến khích các ngân hàng sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn. Kết quả của quá trình cạnh tranh ngân hàng nào có hoạt động hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, ngân hàng nào hoạt động kém hiệu quả sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động và bị thị trường đào thải.

Khi hội nhập diễn ra những rào cản về pháp lý nhằm hạn chế các hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng nước ngoài và liên doanh được gỡ bỏ. Khi đó sự cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam sẽ tăng lên. Sự cọ sát với các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách các ngân hàng đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.

Như vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi năng lực cạnh tranh của các NHTM sẽ phải cao hơn. Các NHTM sẽ phải đứng trước những thách thức lơn hơn, căng thẳng hơn nhưng hội nhập cũng tạo cho các NHTM những cơ hội nhất định tuy theo năng lực cạnh tranh của mình.

1.2.2.4 Sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng

Khách hàng là một bộ phận rất quan trọng góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng phụ

thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, cũng như khả năng đáp ứng các dịch vụ ngân hàng từ phía các NHTM

Một trong những đặc điểm của ngân hàng đó là mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng cũng có thể vừa là người mua sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vừa là người bán sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng. Người bán sản phẩm thông qua hình thức gửi tiền, cho vay đều mong muốn có lãi suất cao hơn. Người mua sản phẩm vay vốn lại muốn trả chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế. Do vậy, ngân hàng phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa việc kinh doanh hiệu quả và giữ chân được khách hàng cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 54)