Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường nói chung, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 56)

nói chung, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan vì

1.2.3.1 Đây là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển của BIDV trong nền kinh tế thị trường nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh là quá trình kinh tế, là vấn đề có tính quy luật, là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, trong cạnh tranh, kết quả sẽ dẫn đến mạnh được yếu thua. Tức là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chỉ có được đối với ác doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao trong nền kinh tế, điều đó xẩy ra đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, BIDV muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì không có con đường nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, BIDV phải huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát huy được mọi nguồn lực của mình cả ở trong hiện tại và tương lai. Đặc biệt là các nguồn lực về năng lực tài chính của ngân hàng, năng lực công nghệ và không ngừng ứng dụng những công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

vay được nhiều nhất, giữ được thương hiệu và uy tín đối với các khách hàng ở trong và ngoài nước. Như vậy, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV, đây là con đường duy nhất cho sự tồn tại và phát triển của BIDV trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

1.2.3.2 Do yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay thì ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở, điều đó đặt ra những thách thức đối với các NHTM của Việt Nam trước áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cần đáp ứng các chuẩn mực về an toàn theo thông lệ quốc tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế.

Ngoài ra, khách hàng chủ yếu của các NHTM nhà nước là các doanh nghiệp nhà nước mà phần lớn trong số đó vẫn còn tồn tại những yếu kém. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, đặt các doanh nghiệp này trước nguy cơ bị cạnh tranh, có thể dẫn tới mất thị phần, kinh doanh thua lỗ và phá sản. Điều này có thể làm tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng.

Chính vì vậy, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính “sân nhà”, đặc biệt là các NHTM nhà nước chủ lực để có thể cạnh tranh được với các NHTM nước ngoài là vấn đề hết sức thực tế và đang được quan tâm.

1.2.3.3 Do thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế hạn chế

Trong những năm qua, do có nhiều nỗ lực, đổi mới, do đó năng lực cạnh tranh của BIDV đã không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, thì năng lực cạnh tranh của BIDV vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Mặt khác, trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay của hệ thống ngân hàng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu

rộng, điều kiện kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, không sáng sủa thì BIDV phải không ngừng sử dụng và phát huy mọi nguồn lực của mình,, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, có được những giải pháp hữu hiệu để hoạt động kinh doanh có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tồn tại và không ngừng phát triển trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 56)