Tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 96)

- Về cơ cấu tài sản có:

2.3.3.2.Tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh

 Về mạng lưới kênh phân phối của BIDV,

2.3.3.2.Tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh

Có thể nói sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bùng nổ bằng việc đầu tư ồ ạt của các nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào nước ta. Thị trường tài chính mở cửa đã làm gia tăng số lượng ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty tài chính, các quỹ đầu tư… Hội nhập kinh tế giúp các ngân hàng trong nước tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả sử dụng vốn và huy động vốn tăng cao. Đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc mở thêm chi nhánh và các điểm giao dịch, mở rộng dịch vụ và đa

dạng hóa sản phẩm.

Hệ thống Ngân hàng Việt nam trong hơn 5 năm qua đã có sự phát triển rất nhanh cả về quy mô hoạt động và chất lượng dịch vụ. Đến nay, đã có 5 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), chiếm thị phần khoảng 56,9%, 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách chiếm khoảng 3,3%, 37 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) chiếm khoảng 26,5% thị phần, 28 ngân hàng nước ngoài với tổng số 39 chi nhánh và 5 ngân hàng liên doanh chiếm khoảng 9,4% thị phần, 9 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và 996 quĩ tín dụng nhân dân chiếm khoảng 3,9% thị phần. Ngoài ra còn có 51 văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Như vậy, ngoài đối thủ cạnh tranh chủ yếu của BIDV là các ngân hàng thương mại nhà nước, còn có các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính...

Về cơ bản, đối thủ cạnh tranh của BIDV là các NHTM trong nước thì khá giống BIDV về nền tảng thế mạnh và điểm yếu và thậm chí cả chiến lược kinh doanh… Tuy nhiên, trong vòng 3-5 năm tới các NHTM cổ phần đẩy nhanh tăng nhanh vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu và tăng khả năng điều hành thông qua việc liên kết với nhà đầu tư chiến lược, sẽ trở thành những đối thủ đáng kể của BIDV. Một số NHTM sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ do khả năng đổi mới cũng như dễ dàng thích nghi với môi trường kinh doanh mới. Ngoài ra, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đã có đủ thời gian để làm quen và thích nghi với môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ cạnh tranh nhiều hơn trong mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Dẫn đến thị phần của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có thể tăng lên mạnh trong thời gian tới và thị phần của các NHTM nhà nước sẽ bị thu hẹp.

Cùng với sự ra đời và phát triển của Thị trường chứng khoán sẽ làm thay đổi vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính. Các Trung tâm chứng khoán sẽ tạo ra một phương thức đầu tư mới cho nền kinh tế – phương thức đầu tư trực tiếp, tức là quan hệ trực tiếp giữa chủ thể thặng dư tiết kiệm và chủ thể thiếu hụt tiết kiệm, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến qui mô tín dụng của các tổ chức trung

gian tài chính.

Qua đó ta thấy ưu thế cạnh tranh nhất thời của BIDV sẽ dần mất đi trong vòng 5 năm tới và buộc BIDV phải có các giải pháp thay thế bằng việc lựa chọn đúng đắn các lĩnh vực kinh doanh chiến lược; xác định thị trường chiến lược và nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp với lợi thế của mình để phát huy được các nguồn lực nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ĐTPT Việt Nam (BIDV) trong điều hiện hội nhập quốc tế (Trang 96)